Các bước cần thực hiện khi có dấu hiệu nghe kém

Suy giảm thính lực ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến giảm thính lực mãn tính hoặc tệ hơn là bạn có thể bị điếc vĩnh viễn. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu nghe kém, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mục lục

Những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính lực

– Do tiếng ồn: các tế bào thần kinh ở tai trong sẽ bị phá hủy nếu sống và làm việc trong những môi trường có những tiếng ồn lặp lại và kéo dài.

– Do yếu tố tuổi tác: Khi tuổi trên 50, các bộ phận thính giác bắt đầu lão hóa. Ban đầu, bạn sẽ xuất hiện các hiện tượng như lãng tai nghe kém. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời thì người bệnh có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.

– Do các yếu tố từ bên ngoài: Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nghe kém là vệ sinh tai không đúng cách. Ngoài ra những tai nạn hay những va chạm cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Đặc biệt những chấn thương ở vùng tai là nguyên nhân gây ra suy giảm thính lực.

– Do ảnh hưởng của những căn bệnh như huyết áp, tiểu đường, béo phì,.. nó ảnh hưởng gián tiếp đến những suy giảm chức năng nghe của tai.

 

Các nguyên nhân gây ra suy giảm thính lực là do tuổi tuổi tác, môi trường sống & làm việc, do tiếng ồn,...
Các nguyên nhân gây ra suy giảm thính lực là do tuổi tuổi tác, môi trường sống & làm việc, do tiếng ồn,…

Cần làm gì khi có các dấu hiệu nghe kém

Khi có các dấu hiệu như: Khó nghe được những âm thanh ở nơi đông người, chỉ nghe được những âm thanh đứt quãng, Nghe tivi ở mức âm thanh quá to,.. thì bạn cần thực hiện các bước dưới đây

Bước 1: Đặt lịch khám

Hãy liên hệ với các trung tâm có các chuyên gia và bác sỹ uy tín để được đặt lịch thăm khám. Bạn có thể tham khảo thăm khám tại trung tâm Trợ Thính Châu Âu, nơi kiểm tra thính lực hoàn toàn miễn phí theo tiêu chuẩn quốc tế với các y bác sỹ đầu ngành của chuyên khoa thính học.

Trung tâm Trợ Thính Châu Âu tại Hà Nội
Trung tâm Trợ Thính Châu Âu tại Hà Nội

Bước 2: Kiểm tra tai

Các chuyên gia về thính học sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra tai của bạn. Việc này đồng thời cũng loại trừ được các vấn đề như ráy tai quá nhiều hoặc viêm tai giữa.

Bước 3: Đo thính lực

Sau khi kiểm tra tai, các chuyên gia thính học sẽ thực hiện đo thính lực bằng các thiết bị chuyên dụng. Sau khi đo , bạn sẽ có kết quả đo và các bác sĩ xem xét xem bạn có gặp các vấn đề về thính lực, bị suy giảm thính lực hay có bị khiếm thính hay không?

Thực hiện đo bằng các thiết bị đo thính lực để biết chính xác kết quả
Thực hiện đo bằng các thiết bị đo thính lực để biết chính xác kết quả

Bước 4: Lựa chọn một thiết bị trợ thính ( Nếu cần)

Trong các trường hợp thính lực của bạn bị suy giảm thì bạn sẽ được thử nghiệm một số các thiết bị trợ thính. Khi chọn mua máy trợ thính bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Về dòng máy: Hiện nay trên thị trường máy trợ thính có 2 loại phổ biến là máy kỹ thuật số và máy analog. Với sự ưu Việt về tính năng và hiệu quả, thì các dòng máy Analog đang dần bị thay thế bởi máy trợ thính kỹ thuật số.

– Về thương hiệu: Đại đa số các thương hiệu máy trợ thính nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều có đại lý tại Việt Nam. Trong đó sản phẩm máy trợ thính được yêu thích nhất – Máy trợ thính Oticon đang được phân phối chính hãng tại Trung Tâm Trợ thính Châu Âu. Bạn có thể đến với các chúng tôi để được đeo thử máy trợ thính Oticon miễn phí.

Sản phẩm máy trợ thính thương hiệu Oticon Đan Mạch
Sản phẩm máy trợ thính thương hiệu Oticon Đan Mạch

– Hình dáng: Quý khách hàng có thể lựa chọn các dòng máy trợ thính đeo trong tai và đeo sau tai. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể lựa chọn các kiểu dáng khác nhau

– Dịch vụ bảo hành: Khi sử dụng máy trợ thính, khách hàng cần đi bảo dưỡng máy thường xuyên để đảm bảo máy có thể hoạt động tốt và lâu bền nhất. Vì vậy, khi mua máy trợ thính bạn cần nắm rõ những chính sách bảo dưỡng bảo dưỡng để hiểu hơn về quyền lợi của mình cũng như tránh phát sinh các chi phí khác.

– Tương thích kết nối: Một số các thiết bị có khả năng kết nối máy với các thiết bị khác như điện thoại, tivi để tăng khả năng kết nối và giúp người sử dụng có thể nghe rõ hơn trong các môi trường khác nhau.

Bước 5: Kiểm tra thiết bị định kỳ

Theo như lịch hẹn, khách hàng cần kiểm tra máy trợ thính thường xuyên để theo dõi, đánh giá xem biện pháp có hợp lý và có cần điều chỉnh lại không. Trong trường hợp, không cần sử dụng máy trợ thính thì cũng hàng cũng nên thường xuyên đến các trung tâm thính học để kiểm tra thính lực định kì nhằm có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Để biết thêm các thông tin về việc kiểm tra thính lực khi có các dấu hiệu nghe kém, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

 

Bình luận facebook