Hòa nhập với môi trường làm việc khi bạn bị khiếm thính

Khi bị khiếm thính, bạn sẽ gặp phải rất nhiều thách thức tại nơi làm việc. Chính vì vậy, đừng ngần ngại, hãy chia sẻ về tình trạng của mình với những đồng nghiệp xung quanh để họ có thể hiểu và giúp đỡ bạn thực hiện các công việc nhé!

Mục lục

Hiểu rõ về tình trạng thính lực của mình

Nhiều người khi gặp các vấn đề về thính giác thường mất tự tin và không chấp nhận được sự thật. Họ thường cố tình che dấu hoặc thậm chí là không cho phép bản thân chấp nhận vấn đề này. Tuy nhiên việc này chỉ làm bạn càng thêm tự ti và các vấn đề thính giác ngày càng nặng hơn. Hãy học cách chấp nhận về tình trạng khiếm thính của mình. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình và chủ động hơn trong mọi công việc.

Hãy đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và tìm cách để điều trị tình trạng suy giảm thính lực của mình. Ngoài ra bạn còn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sỹ để có thêm các kiến thức giúp giao tiếp với mọi người tốt hơn.

Lựa chọn chia sẻ hoặc không chia sẻ với đồng nghiệp

Hãy tự đánh giá xem việc thính lực của bạn có ảnh hưởng đến công việc hay không? Tuy nhiên, sự quyết định đúng đắn là hãy chia sẻ với những người xung quanh bạn, hãy bắt đầu từ những người thân thiết xung quanh.

Sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề trong công việc. Có thể đồng nghiệp của bạn sẽ không thể biết cách để giúp đỡ những người khiếm thính, vì vậy đừng ngần ngại hãy nói ra những gì bạn cần để họ có thể hiểu và dễ dàng tạo điều kiện tốt hơn cho bạn.

Hòa nhập với môi trường làm việc khi bạn bị khiếm thính

Điều chỉnh cách làm việc để phù hợp hơn với bạn

Hãy dựa vào công việc thực tế của bạn để lựa chọn cách làm việc phù hợp với bản thân.

– Bạn có thể lựa chọn gửi Email, tin nhắn thay vì gọi điện thoại

– Sắp xếp các cuộc gặp gỡ trực tiếp sẽ thuận tiện hơn là trao đổi online

– Sử dụng video trong các cuộc họp trực tuyến

– Lựa chọn vị trí làm việc yên tĩnh nếu phải thực hiện nhiều cuộc gọi

Cần làm gì khi có các cuộc họp?

Việc tham gia các cuộc họp khi đi làm là điều không tránh khỏi. Để có thể nắm bắt được hết các thông tin của cuộc họp bạn cần thực hiện những điều dưới đây:

– Nếu phải thuyết trình, hãy chuẩn bị sẵn một kịch bản thật trơn tru

– Tìm hiểu trước về chương trình và nội dung của cuộc họp. Bạn có thể yêu cầu thư ký chia sẻ về biên bản cuộc họp nếu chưa nắm vững được các vấn đề.

– Lựa chọn vị trí có thể nhìn được khuôn mặt của mọi người

– Hãy thông báo cho mọi người biết về nhu cầu của bạn. Ví dụ như: Chỉ nên có từng người nói một,..

Trong mỗi cuộc họp cần chọn vị trí sáng, nhìn được khuôn mặt của mọi người để nắm bắt thông tin tốt hơn

Sẵn sàng cho mọi cuộc phỏng vấn

Bạn có thể quyết định có nên chia sẻ với nhà tuyển dụng về tình trạng khiếm thính của mình hay không. Bạn không cần phải đề cập đến tình trạng khiếm thính của mình trong CV hoặc thư xin việc. Tuy nhiên hãy cởi mở yêu cầu các vấn đề cần cho cuộc phỏng vấn. Ví du: Nếu nhà tuyển dụng lên lịch phỏng vấn bạn qua điện thoại thì bạn có thể yêu cầu gặp mặt trực tiếp.

Khi bạn đã quyết định chia sẻ tình trạng của mình với mọi người thì hãy chủ động chia sẻ với mọi người về các giải pháp giúp bạn có thể nắm bắt tốt hơn. Ví dụ như: Thực hiện các cuộc gọi video thay vì các cuộc gọi thoại thông thường,..

Đừng lo ngại về vấn đề này, vì bạn không phải là người duy nhất bị lãng tai tại nơi làm việc. Hãy chia sẻ và nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người để hòa nhập với môi trường làm việc nhé!

XEM THÊM: 

Nhiễm trùng tai và những điều cần biết

Bài tập giúp tăng cường thính lực phục hồi khả năng nghe

 

Bình luận facebook