Nghe kém nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng sẽ dẫn đến sự tự ti và ngại giao tiếp, thậm chí còn có những bạn nhỏ bị trầm cảm vì nói ngọng. Ngoài ra, nói ngọng do nghe kém có thể làm ảnh hưởng đến đọc- viết sai khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập phát triển ngôn ngữ.

Mục lục

Tình trạng nói ngọng ở trẻ

Nói ngọng được biết đến là tình trạng rối loạn phát âm “Speech sound disorder”. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là khi trẻ bắt đầu tập nói.

Có nhiều bạn vẫn còn ngọng khi lên 6-7 tuổi. Điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ dễ bị tự ti, chán nản vì không thể phát âm giống như mọi người.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh dẫn đến việc nói ngại và ngại bày tỏ quan điểm, ý kiến, cảm xúc
  • Ảnh hưởng lớn để khả năng học tập trên lớp ( Đặc biệt là kỹ năng đọc, viết)

Nghe kém nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

Nói ngọng hay rối loạn phát âm có nhiều nguyên gây ra. Có thể là do cấu trúc môi- vòm bất thường. Hoặc có thể do bại não. Có thể là do quá trình tiếp thu ngôn ngữ chậm trễ dẫn đến hệ thống âm vị trên não bị trì trệ nên hệ thống phát âm, âm vị của trẻ chưa được hoàn thiện. Những nguyên nhân trên chúng ta thường rất dễ nhận biết, nhưng có một căn nguyên mà các bậc phụ huynh hay thậm chí cả các nhà chuyên môn hay bỏ sót chính là do nghe kém.

Nghe kém nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng
Nghe kém nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

Hầu hết bố mẹ sẽ rất khó để phát hiện ra trẻ nghe kém nếu trẻ chỉ bị nghe kém 1 bên tai, nghe kém ở mức độ nhẹ, nghe kém tiến triển, nghe kém ở tần số cao hoặc tần số thấp,.. Hầu hết trẻ nhỏ bị một trong các vấn đề trên sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện phát âm theo đúng lứa tuổi của mình và vốn từ vựng sẽ không được đa dạng và phong phú.

Đa số các bậc phụ huynh đều có suy nghĩ rằng trẻ nói ngọng và lớn lên sẽ hết  nên rất nhiều bạn nhỏ đã học tiểu học thậm chí là học cấp 2 mới tìm được các phương pháp để can thiệp. Đối với những trường hợp này giải pháp cho các bé đó là phải đeo các thiết bị trợ thính và có kế hoạch trị liệu ngôn ngữ riêng biệt sao cho phù hợp với từng đối tượng. Với những trường hợp suy giảm thính lực nghiêm trọng, trẻ có thể được cân nhắc phẫu thuật cấy điện cực ốc tai để cải thiện khả năng nghe.

Hình ảnh bé gái đeo thiết bị ốc tai điện tử Oticon
Hình ảnh bé gái đeo thiết bị ốc tai điện tử Oticon Medical

Nhìn chung các bậc cha mẹ cần can thiệp điều trị sớm cho trẻ, nhất là với các bạn nhỏ ở tuổi mẫu giáo để trẻ có thể bước vào lớp 1 với lời nói và phát âm rõ ràng hơn.

XEM THÊM:

Bị ù tai nên và không nên ăn gì?

Máy đo nhĩ lượng là gì và quy trình đo nhĩ lượng đúng chuẩn

Khi trẻ có các dấu hiệu nghe kém, nói ngọng hay đưa trẻ đến các cơ sở nhi khoa để được tư vấn và khám chuyên sâu.

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1:29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: 110 Nhật Lệ, Tp. Huế

Cơ sở 3: Nguyễn Tất Thành, P. Tân Dân, Tp. Việt Trì, Phú Thọ SĐT: 0964906433

Cơ sở 4: 779 Lê Quý Đôn, P. Trần Lãm, Tp. Thái Bình, Thái Bình SĐT: 0907516111

Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626

Email: trothinhchauau@gmail.com

Website: trothinhchauau.vn

Tags: , , ,

Bình luận facebook