Nguyên nhân gây mất thính lực – bệnh điếc tai

Mất thính lực hay điếc tai là biểu hiện không thể nghe rõ được âm thanh từ bên ngoài của môi trường. Từ đó nó ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy những nguyên nhân gây mất thính lực là gì? Cách để phòng ngừa các bệnh liên quan đến thính giác như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mục lục

Tìm hiểu chung về bệnh mất thính lực

Điếc tai, mất thính lực là tình trạng người bệnh không nghe và không phát hiện hoặc cảm nhận kém những âm thanh xung quanh. Các triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ, trung bình, nặng hoặc sâu.

Mất thính lực được chia thành 3 loại là: Điếc dẫn truyền ( liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa); Điếc tiếp nhận ( Liên quan đến tai trong); điếc hỗn hợp ( nguyên nhân nằm ở tai ngoài, hoặc tai giữa và tai trong)

Điếc tai, mất thính lực là tình trạng người bệnh không nghe và không phát hiện hoặc cảm nhận kém những âm thanh xung quanh
Điếc tai, mất thính lực là tình trạng người bệnh không nghe và không phát hiện hoặc cảm nhận kém những âm thanh xung quanh

Mất thính lực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân không thể cải thiện hoàn toàn thính lực khi đã mắc bệnh.

Lão tính và tình trạng tiếp xúc mãn tính với tiếng ồn lớn cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm thính lực. Các nguyên nhân khác như điếc bẩm sinh, tác dụng phụ của thuốc, phương pháp điều trị (xạ trị, hóa trị…), viêm tai mãn tính cũng là nguyên nhân thường thấy ở bệnh nhân nghe kém.

Tuy rằng không thể cải thiện được thính lực như ban đầu, tuy nhiên các bác sỹ và chuyên gia có thể thực hiện các phương pháp để cải thiện chất lượng âm thanh mà bạn nghe được.

Nguyên nhân gây mất thính lực

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng điếc và mất thính lực. Trong đó một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do nguyên nhân tuổi tác: Do tiến trình lão hóa của cơ thể. Đặc biệt từ sau tuổi 60 thì thính lực con người ngày càng kém đi. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người trong độ tuổi từ 65 đến 74 bị điếc tai và nghe kém. Và gần 50% trong số những người trên 75 tuổi bị điếc ở mức độ nghiêm trọng.
  • Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếng súng, pháo nổ và các buổi hòa nhạc, tiếng máy móc, tiếng ồn tại các công trường làm việc,.. làm hỏng các tế bào lông nhạy cảm bên trong ốc tai là nguyên nhân gây mất thính lực.
Điếc tai do ô nhiêm tiếng ồn
Điếc tai do ô nhiễm tiếng ồn
  • Do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thính giác: Một số loại thuốc kháng sinh trong quá trình sử dụng vô tình gây bệnh điếc âm thầm cho người sử dụng. Bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau,.. Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm không Steroid và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh điếc tai.
  • Do các chấn thương gây nên: Thủng màng nhĩ, bị tổn thương, thay đổi áp suất không khí cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh điếc tai.
  • Do rối loạn di truyền: Trong một số trường hợp, cha mẹ truyền một số gen ảnh hưởng đến thính giác cho con cái, hầu hết các trường hợp điếc do di truyền là do dị tật trong tai
  • Một vài nguyên nhân khác: bao gồm bệnh Meniere, tiếp xúc với một số hóa chất độc hại trong thời gian dài, một số bệnh lý, bệnh viêm màng não, quai bị, thủy đậu, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai,..

Các triệu chứng mất thính lực

Trong nhiều trường hợp thính lực suy giảm dần nên hầu hết mọi người thường sẽ không chú ý đến nó. Các dấu hiệu và triệu chứng mất thính lực sẽ bao gồm:

  • Khó nghe lời nói và những âm thanh xung quanh
  • Khó hiểu từ và đặc biệt là khí có những tiếng ồn xung quanh.
  • Khó nghe được các phụ âm
  • Thường xuyên yêu cầu mọi người nói chậm, nói rõ ràng và nói to hơn.
  • Cần tăng âm lượng của TV và radio
  • Ít quan tâm và không muốn tham gia các hoạt động xã hội có đông người.

Phòng ngừa các bệnh về thính lực do tuổi tác

  • Bảo vệ đôi tai: Hạn chế thời gian và cường độ tiếp xúc với tiếng ồn và cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai. Khi làm việc và tiếp xúc với những âm thanh có cường độ lớn, bạn có thể sử dụng nút tai bằng nhựa hoặc nút tai chứa glycerin có thể giúp bảo vệ đôi tai khỏi những tiếng ồn.
Bảo vệ đôi tai khi phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, nhiều tạp âm
Bảo vệ đôi tai khi phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, nhiều tạp âm
  • Kiểm tra thính giác thường xuyên: Cân nhắc là kiểm tra thính giác thường xuyên khi làm việc trong các môi trường ồn ào.
  • Tránh được các rủi ro từ hoạt động giải trí ví dụ săn bắn, sử dụng các dụng cụ điện hoặc nghe các buổi nhạc Rock có thể làm tổn thương thính giác theo thời gian. Để bảo vệ thính giác các bạn có thể đeo các thiết bị bảo vệ thính giác, nghỉ giải lao giữa giờ và hạn chế tiếng ồn để bảo vệ đôi tai. Nên nghe nhạc ở mức âm lượng nhỏ cũng là một phương pháp rất hữu ích.
  • Tìm hiểu rõ các loại thuốc trước khi sử dụng. Hiện nay có khoảng 200 loại thuốc có thể làm hỏng thính giác của bạn. Nếu sử dụng các liều theo đơn, nên hỏi kiến bác sỹ và đảm bảo rằng nó sẽ an toàn. Nếu phải dùng liều thuốc có hại cho tai, hãy đảm bảo rằng các sỹ sẽ kiểm tra thính giác trước và sau mỗi quá trình sử dụng.
  • Không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai vì điều này có thể làm cho ráy tai chui vào bên trong sâu hơn.

Một số biện pháp khắc phục triệu chứng suy giảm thính lực

Phương pháp để điều trị mất thính lực sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của mất thính lực

  • Loại bỏ ráy tai : loại bỏ ráy tai là phương pháp tốt nhất để cải thiện thính lực. Tuy nhiên nó chỉ có kết quả với những người bị nghe kém do ráy tai qua nhiều, cần trở âm thanh được truyền đến các tế bào lông tai
  • Sử dụng máy trợ thính: đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Máy trợ thính kỹ thuật số có nhiều mức độ lựa chọn và đáp ứng được nhiều mức độ nghe kém khác nhau
Máy trợ thính Oticon OPN S3 miniRite- Sử dụng máy trợ thính là một trong những phương pháp để cải thiện khả năng nghe được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Máy trợ thính Oticon OPN S3 miniRite– Sử dụng máy trợ thính là một trong những phương pháp để cải thiện khả năng nghe được sử dụng nhiều nhất hiện nay
  • Sử dụng thuốc và phẫu thuật: là biện pháp được áp dụng với những vấn đề xuất hiện ở xoang tai hoặc xương nhĩ. Nếu bị nhiễm trùng nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sỹ có thể chèn các ống nhỏ vào trong tai giúp tai thoát dịch.
  • Cấy ghép ốc tai điện tử: Nếu bị mất thính lực nặng hơn và sử dụng máy trợ thính không có hiệu quả thì cấy ốc tai điện tử là một lựa chọn dành cho bạn. Ốc tai điện tử giúp thay thế các bộ phận hư hỏng và không hoạt động trong tai và trực tiếp kích thích lên dây thần kinh thính giác.

>> XEM THÊM: 

Những quan niệm sai lầm về người mắc bệnh “điếc”

Có những cách đo thính lực nào?

Với đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Trợ Thính Châu Âu sẽ tư vấn đến các bạn  những phương pháp để cải thiện thính lực của mình. Các sản phẩm máy trợ thính Oticon của chúng tôi chắc chắn sẽ không là bạn thất vọng.

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

Bình luận facebook