Nhiễm trùng tai và những điều cần biết

Nhiễm trùng tai xảy ra do vi khuẩn hoặc vi rút ảnh hưởng đến tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong. Nhiễm trùng tai có thể gây đau đớn vì viêm và dịch lỏng tích tụ trong tai.

Mục lục

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai xảy ra khi một trong các ống või nhĩ của bạn bị xưng hoặc bị tắc nghẽn, khiến chất lỏng tích tụ ở tai giữa.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tai bao gồm:

– Do nước trong tai

– Có vật lạ rơi vào tai

– Các bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, viêm xoang,..

– Nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn

– Thay đổi áp suất không khí

Nhiễm trùng tai và những điều cần biết
Nhiễm trùng tai và những điều cần biết

Các triệu chứng của nhiễm trùng tai

Có 3 loại nhiễm trùng tai chính là nhiễm trùng tai ngoài, nhiễm trùng tai giữa và nhiễm trùng tai trong.

Một số các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng tai bao gồm:

– Đau nhẹ và thấy khó chịu

– Bị ù tai kéo dài

– Chảy mủ ở tai

– Quấy khóc ở trẻ

– Mất thính lực

Nếu trường hợp nhiễm trùng tai ở tai trong sẽ đi kèm với các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này có thể kéo dài liên tục hoặc đến rồi biến mất. Đau thường nghiêm trọng hơn khi nhiễm trùng ở cả hai tai.

Đặc biệt với những bạn nhỏ dưới 6 tháng tuổi nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng ở trên thì nên đi khám sớm nhất có thể.

Chẩn đoán nhiễm trùng tai và cách điều trị

Các bác sỹ kiểm tra tai của bạn bằng một dụng cụ được xem là kính soi tai có ống kính phóng đại. Khi kiểm tra có thể phát hiện:

– Ống tai bị đỏ, bong bóng khi hoặc chất lỏng giống như mủ bên trong tai.

– Chất lỏng chảy ra từ tai giữa

– Thủng màng nhĩ

– Màng nhĩ căng phồng lên hoặc bị xẹp xuống.

 Kiểm tra tai bằng kính soi tai có ống kính phóng đại

Nếu tình trạng chuyển biến nặng thì các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch bên trong tai để xét nghiệm. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính ( Chụp CT) để xác định xem nhiễm trùng có lan ra ngoài tai hay không. Cuối cùng, bạn cói thể kiếm tra thính giác, đặc biệt là nếu bạn đang bị nhiễm trùng tai mãn tính.

Cách điều trị nhiễm trùng tai

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai nhẹ đều tự khỏi và không cần can thiệp. Một số các phương pháp sau đây có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng nhiễm trùng tai nhẹ.

– Đắp một miếng vải ấm lên tai bị đau.

– Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.

– Sử dụng thuốc nhỏ tai theo toa của bác sĩ để giảm đau.

Có những trường hợp bạn không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp trẻ em cần dùng kháng sinh chủ yếu là amoxicillin, trong 7-10 ngày. Thuốc có tác dụng trong vòng một ngày hoặc lâu hơn.

Woman with Earache Using Ear Drops — Image by © Corbis

Nếu nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại thì nó vô cùng nguy hiểm vì chúng liên quan đến mất thính lực tạm thời kéo dài. Trong những năm đầu của thời thơ ấu, thính giác là cần thiết để phát triển lời nói. Và nếu bé nhà bạn bị mất thính lực đáng kể trong một thời gian dài sẽ gây ra những khó khăn trong việc học ngôn ngữ của trẻ

Nếu các triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn hoặc không cải thiện, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ. Họ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng của bạn là mãn tính hoặc dường như không cải thiện.

XEM THÊM:

Hiểu hơn về ốc tai – cơ quan thính giác quan trọng
Nhận biết khi nào cần đeo máy trợ thính

Tags:

Bình luận facebook