Suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi

Tình trạng suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân đến từ các thói quen hằng ngày. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh suy giảm thính lực ở người trẻ nhé

Mục lục

Nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi

Giảm thính lực do hút thuốc lá

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc là một trong nhưng nguyên nhân gây suy giảm khả năng nghe. Các chuyên gia cho biết, chất nicotine và carbon monoxide có trong thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu đến ốc tai. Thêm vào đó, các chất dẫn truyền dọc thần kinh thính giác đến não cũng bị gián đoạn bởi nicotine, và làm giảm chức năng của tai. Điều này khiến khả năng nghe của tai bị suy giảm từ từ theo thời gian.

Thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, tai nghe,.. gây suy giảm thính lực

Nghe kém vì uống rượu bia

Nồng độ cồn trong máu quá lớn gây ảnh hưởng đến thính giác của bạn. Chúng có thể gây độc, tổn thương các tế bào lông trong ốc tai.

Thêm vào đó, việc uống nhiều rượu có thể gây tổn thương não gây cản trở quá trình xử lý âm thanh.

Nghe điện thoại thường xuyên trong thời gian dài

Theo các nghiên cứu, việc nghe điện thoại nhiều hơn 10 phút mỗi ngày sẽ khiến tai bạn khó chịu và hay bị ù tai. Sử dụng điện thoại thường xuyên tăng hơn 70% nguy cơ suy giảm thính lực ở trẻ.

Làm sạch tai bằng tăm bông quá kỹ

Mặc dù điều này không hoàn toàn là thói quen xấu nhưng sử dụng tăm bông ngoáy tai thường xuyên, không đúng cách có thể gây ra các tổn thương cơ quan thính giác, gây nên các tình trạng nghe kém, suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi.

Sử dụng tai nghe thường xuyên

Khi mà các sản phẩm tai nghe không dây, airpod ngày càng phát triển thì thói quen sử dụng tai nghe của giới trẻ ngày càng nhiều. Theo các chuyên gia, việc đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ có thể làm hỏng các tế bào lông tai và khiến thính lực suy giảm.

Do môi trường làm việc và thường xuyên vui chơi tại những nơi ồn ào

Các bạn trẻ những làm có thói quen đến ồn ào để vui chơi giải trí ( Ví dụ như quán bar). Âm thanh ở trong các quán bar đều có cường độ rất lớn. Với những âm thanh như vậy, nếu thường xuyên đến những nơi như này hoặc làm việc ở đấy thì bạn sẽ dễ bị điếc tai và suy giảm thính lực.

Nghe kém do môi trường làm việc và thường xuyên vui chơi tại những nơi ồn ào 

Một số các nguyên nhân khác

Bên cạnh có nguyên nhân gây suy giảm thính lực từ những thói quen hằng ngày, thì nó còn có thể là do các vấn đề sức khỏe ở trong cơ thể. Một số những bệnh lý gây suy giảm thính lực bao gồm:

– U dây thần kinh thính giác: Khối u đè lên dây thần kinh thính giác gây suy giảm thính lực.

– Thủng màng nhĩ

– Viêm tai giữa

– Suy giảm chức năng thận: Theo y học cổ truyền thì “ Thận khai khiếu ở tai” nên chức năng thận có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe thính giác. Khi thận yếu, tai sẽ bị ù, nếu yếu quá có thể dẫn đến điếc tai. Do vậy, điếc tai, nghe kém có thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận.

– Do tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và các dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Thần kinh tai không nhận được các dưỡng chất, cuối cùng dẫn đến điếc tai.

– Một số các vấn đề khác như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh xơ cứng tai,.. cũng là nguyên nhân gây điếc tai, suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi.

Bổ sung các loại thực phẩm vitamin, khoáng chất như axit Folic, Magie, Kẽm, các vitamin nhóm B,.. để cải thiện khả năng nghe

Biện pháp để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi

– Luyện tập khả năng nghe: tai của bạn phát hiện âm thanh và bộ não sẽ có chức năng diễn giải chúng. Do đó theo các chuyên gia, những bài tập để tăng cường khả năng nghe cho não để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực. Hai hoạt động bạn có thể thử là: Đi dạo trong rừng / trên bãi biển hoặc nhờ ai đó đọc to.

– Bổ sung vitamin, khoáng chất như axit Folic, Magie, Kẽm, các vitamin nhóm B,..

Qua bài viết này, hy vọng các bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi. Hãy loại bỏ các thói quen có hại đến thính giác, cũng như thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề về thính lực.

XEM THÊM: 

Cách hỗ trợ đồng nghiệp bị khiếm thính
Điếc tiếp nhận là gì? Cách điều trị điếc tiếp nhận

Tags: ,

Bình luận facebook