Những dấu hiệu nhận biết bệnh khiếm thính ở trẻ nhỏ

Bệnh khiếm thính ở trẻ nhỏ xảy ra với nhiều nguyên nhân và nhiều mức độ khác nhau. Việc phát hiện sớm và được hỗ trợ với những phương pháp đặc biệt sẽ giúp trẻ có thêm cơ hội để phát triển và học hỏi từ thế giới bên ngoài.

Mục lục

Các nguyên nhân gây ra bệnh khiếm thính ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra mất thính lực tạm thời

  • Do ráy tai quá dày
  • Nhiễm trùng tai hay các bệnh liên quan khác như viêm màng não, sởi, quai bị, ho gà,…
  • Các chấn thương xảy ra ở vùng đầu
  • Thủng màng nhĩ
  • Bật các vật thể lạ lọt vào trong ống tai
  • Thừa các chất nhầy trong vòi nhĩ do cảm lạnh
  • Viêm nhiễm tai giữa
Những dấu hiệu nhận biết bệnh khiếm thính ở trẻ nhỏ
Những dấu hiệu nhận biết bệnh khiếm thính ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân gây ra mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ

  • Bị các bệnh khiếm thính do di truyền
  • Dị tật trong quá trình mang thai của người mẹ do mắc các bệnh sởi hay các bệnh virut khác.
  • Các tổn thương ảnh hưởng đến vùng sọ

Dấu hiệu bệnh khiếm thính ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh- 3 tháng tuổi

  • Không bị giật mình với các phản xạ âm thanh lớn
  • Không có các phản xạ với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói. Không có biểu hiện hướng về nơi phát ra nguồn âm thanh.
  • Không thoải mái với những âm thanh êm dịu, du dương.
  • Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay những âm thanh ồn ào
  • Sau 2 tháng tuổi, trẻ vẫn không thể phát ra những âm thanh cơ bản như ô, a,..
  • Nghe những âm thanh quen thuộc hằng ngày những bé luôn cảm thấy mới lạ và không có cảm giác an tâm

Đối với trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi

  • Không xoay đầu và hướng mắt đến những vị trí phát ra âm thanh
  • Trẻ không có biểu hiện khi nghe thấy những tiếng ồn lớn hay những âm lượng giọng nói khác nhau
  • Trẻ không hứng thú với các loại đồ chơi phát ra âm thanh như đồ chơi lúc lắc, chuông rung,..
  • Trẻ 6 tháng tuổi nhưng vẫn không bắt chước được những âm thanh cơ bản
  • Trẻ không “ lảm nhảm” với chính bản thân hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện
  • Không có phản xạ khi nghe những câu khẩu lệnh, cũng như không cảm nhận được giọng điệu lời nói
  • Chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định
  • Chỉ chạy đến hướng của ba mẹ khi nhìn thấy chứ không phải do ba mẹ gọi. Bạn có thể bị nhầm lẫn là trẻ bị mất tập trung hay đang bị phân tán. Nhưng đây có thể là biểu hiện của mất thính lực toàn phần hoặc một phần.
Trẻ giao tiếp tốt với máy trợ thính Oticon Xceed Play 2
Trẻ giao tiếp tốt với Máy trợ thính Oticon Xceed Play 2

Đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ không có phản xạ khi nghe tên gọi của mình
  • Không quay đầu hoặc đưa mắt đến nơi âm thanh phát ra
  • Không nói được một số phụ âm như m, p, b, g,..
  • Không tương tác với âm nhạc nhảy, ê a theo bài hát.
  • Trẻ học nói muộn hoặc dửng dưng với mọi âm thanh. Tới 1 tuổi chưa nói được các từ đơn lẻ như bà, mẹ, ma , ta,…
  • Không hiểu được một số từ chỉ một số từ chỉ đồ vật hay làm một số động tác khi nghe tín hiệu như đưa tay chào bye bye hoặc làm theo chỉ dẫn như lại đây, cười nào,..
  • Bật ti vi tiếng to

Khi trẻ có những dấu hiệu trên hãy liên hệ ngay với các bác sỹ để được thăm khám kịp thời.

Bệnh khiếm thính ở trẻ em không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hiện nay, máy trợ thính dành cho trẻ em là một sản phẩm không còn xa lạ với nhiều người. Sử dụng máy trợ thính là một trong những phương pháp được nhiều quý phụ huynh lựa chọn dành cho con em mình.

Các bài viết liên quan:

Tổng hợp các phương pháp chữa trị khắc phục bệnh khiếm thính

Có nên sử dụng máy trợ thính cho trẻ em hay không?

Tại sao cần sử dụng máy trợ thính?

Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn về máy trợ thính trẻ em. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

Tags: , , ,

Bình luận facebook