Rối loạn tiền đình ở trẻ em và những điều cần biết

Khi nhắc đến rối loạn tiền đình, có lẽ ai cũng nghĩ rằng chỉ có ở những người trưởng thành mới có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, ngày nay trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này. Và có không ít những bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang khi con bị rối loạn tiền đình. Vậy hãy cùng Trợ Thính Châu Âu tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này nhé!

Mục lục

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ở trẻ em

Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình ở trẻ em. Trong đó có thể là do trẻ bị viêm tai mãn tính, viêm màng não hoặc bị chấn thương ở vùng đầu. Bên cạnh đó, người mẹ hay uống rượu bia và sử dụng thuốc lá cũng có thể tạo nên bệnh cho trẻ từ khi còn ở trong bào thai.

Thường rối loạn tiền đình ở trẻ sẽ khó nhận biết hơn là ở người lớn. Bởi các em còn quá nhỏ, nên chưa thể nhận thức và mô tả được các vấn đề mà bản thân mắc phải. Do đó cha mẹ cần để ý đến trẻ nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ở trẻ em

 

Ngoài những nguyên nhân trên, thì còn có các vấn đề khác như áp lực trong chuyện học tập. Đây là một thực tế đang diễn ra phổ biến hiện nay. Cha mẹ nào cũng muốn con mình có được kết quả học tập tốt nhất. Nhưng chính những áp lực từ gia đình, nhà trường vô tình đã gây ra cho trẻ sự căng thẳng và sợ hãi. Vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện như lờ đờ, chóng mặt,.. là lúc trẻ đang bị rối loạn tiền đình tấn công.

Quan hệ mật thiết giữa suy giảm thính lực và rối loạn tiền đình

Trên thực tế, có khoảng 70% trẻ em suy giảm thính lực sẽ có các biểu hiện suy yếu cơ quan tiền đình khi thực hiện các phép đo. Những thiếu hụt cảm giác khi suy giảm thính lực sẽ làm cho trẻ trở nên ít vận động và thu mình với mọi người. Cụ thể là bé có thể chậm biết đi, chậm nói hoặc gặp những khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong giai đoạn phát triển.

Bên cạnh đó, triệu chứng chóng mặt và mất cân bằng ở trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và việc học tập. Do đó ảnh hưởng đến kết quả của các bạn nhỏ, lâu dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Rối loạn tiền đình ở trẻ em và những điều cần biết
Rối loạn tiền đình ở trẻ em và những điều cần biết

Hệ thống chẩn đoán tiền đình ở trẻ em

Để chẩn đoán chính xác rối loạn tiền đình ngoại biên ở trẻ có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh lý và thực hiện các phép đo khách quan.

Trong các phòng khám sẽ sử dụng hệ thống ghi và phân tích rung giật nhãn cầu với kích thích nhiệt ( VNG) và điện thế cơ kích gợi tiền đình ( VNG) để thăm dò toàn bộ các cơ quan tiền đình ở trẻ.

Cách đo để xác định tiền đình ở trẻ em cũng tương tự như giống như quá trình thực hiện đo ở người lớn. Tuy nhiên có một yêu cầu điều chỉnh để cho trẻ hiệu quả hơn. Ví dụ như: có 2 người tiến hành do, tạo ra môi trường thân thiện với trẻ bằng các hình ảnh trực quan, đặt trẻ trên đùi của bố mẹ và chuẩn bị một số các phần quà nhỏ để tăng hiệu suất đo. Trẻ em thường cử động mắt và di chuyển nhiều hơn người lớn trong suốt quá trình đo. Điều này ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Đồng thời, mắt trẻ có kích thước đồng tử lớn hơn và đầu thì nhỏ hơn người lớn cũng gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Phương pháp chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình
Phương pháp chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình

Phương pháp chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình

Để chứng rối loạn tiền đình không diễn biến trở thành mãn tính và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Cha mẹ cần:

– Khi con bị đau đầu và chóng mặt cha mẹ hãy để con nghỉ ở những không gian yên tĩnh.

– Hạn chế cho trẻ nằm sấp. Cho trẻ nằm ở tư thế thích hợp như nghiêng và ngửa.

– Nếu trẻ buồn nôn, hãy kích thích để trẻ có thể nôn hết ra. Nhưng sau đó hãy cho trẻ uống nước nóng hoặc sữa nóng, điều này nhằm bù nước và chất điện giải đã mất

– Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn hợp lý

– Không khuyến khích trẻ tham gia các trò cảm giác mạnh như tàu lượng, xích đu,..

Khi trẻ có những dấu hiệu của tiền đình, bạn không nên lơ là. Hãy đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị chứng rối loạn tiền đình cho trẻ em không hề khó khăn. Bạn chỉ cần phát hiện chính xác và kiên trì theo đúng liệu trình, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Rối loạn tiền đình và suy giảm thính lực có một quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, hãy cho trẻ đến những bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khám về tai- mũi- họng để được kiểm tra một cách chính xác.

XEM THÊM: 

Có nên mua máy trợ thính cho người điếc nặng hay không?

Tai có cấu tạo và chức năng như thế nào?

Tags: ,

Bình luận facebook