Thói quen lấy ráy tai thường xuyên có tốt không?

Lấy ráy tai là một thói quen sử dụng tăm bông hoặc bất kì vật cứng nào để đưa vào bên trong tai nhằm loại bỏ ráy tai. Vậy thói quen lấy ráy tai thường xuyên hàng ngày có tốt không? Hãy cùng Trợ Thính Châu Âu tìm hiểu nhé!

Mục lục

Ráy tai là gì?

Ráy tai là một chất được tai tiết ra và lưu lại trên da ống tai ngoài. Ráy tai xuất hiện ở phần lớn động vật có vú trong đó bao gồm cả con người. Ở cơ thể của mỗi chúng ta, ráy tai được tạo ra từ các chất nhờn trong ống tai, trộn với các tế bào chất, mồ hôi và bụi bẩn.

Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ tự khô và bong tróc ra ngoài.

Do ráy tai thường được tích tụ ở ống tai ngoài nên nó có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, công trùng, bụi bẩn,.. xâm nhập vào sâu bên trong tai. Từ đó, bảo vệ tai trước sự tấn công của các yếu tố này. Bên cạnh đó, ráy tai còn giúp được sóng âm thanh được truyền vào bên trong tai dễ dàng hơn.

Thói quen lấy ráy tai thường xuyên có tốt không?
Thói quen lấy ráy tai thường xuyên có tốt không?

Ráy tai như thế nào là bình thường

Ráy tai là một chất ướt hoặc khô và có màu vàng hoặc nâu tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Ráy tai có thể có bất kỳ màu nào trong dải màu từ màu cam sáng đến màu nâu tối. Ở những người trưởng thành, nó sẽ có xu hướng cứng và có màu tối hơn, trong khi ở trẻ em sẽ có màu sáng và dạng keo sáp mềm.

Một số bệnh lý liên quan đến ráy tai như:

– Ráy tai ướt, có mùi hôi

– Ráy tai chảy mủ, có màu xanh

– Ráy tai có lẫn máu

– Tai tiết ra quá nhiều ráy tai

– Tai đột nhiên không có ráy tai

– Ráy tai có màu sắc bất thường (màu xám, màu vàng nhạt, màu nâu tối và đóng thành mảng,..)

Ráy tai có dịch và màu sắc bất thường

Có nên lấy ráy tai thường xuyên không?

Ống tai của mỗi người sẽ có cơ chế tự làm sạch và đẩy ráy tai ra bên ngoài khi chúng ta ngủ. Nếu sống trong một môi trường sạch sẽ, lý tưởng thì việc vệ sinh ống tai là không cần thiết. Nếu trong tai có nhiều ráy tai thì nó sẽ rơi ra ngoài một cách tự nhiên. Ráy tai cũng bị loại bỏ bớt khi bạn cử động hàm như ăn, nhai hay nói chuyện.

Tuy nhiên lại có nhiều người hiểu nhầm rằng, cần vệ sinh tai thường xuyên để loại bỏ ráy tai. Việc này có thể sẽ làm tổn thương tai, gây cảm giác khó chịu, khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong, thậm chí khi đưa các vật cứng vào trong tai có thể khiến màng nhĩ bị thủng.

Chính vì vậy mà việc lấy ráy tai là điều không cần thiết.

Không nên lấy ráy tai thường xuyên, đặc biệt không tùy tiện đưa tăm bông hay các vật cứng vào trong tai

Khi nào bạn nên lấy ráy tai

Theo các chuyên gia thì bạn chỉ nên lấy ráy tai khi mà chúng có quá nhiều trong ống tai. Khi có quá nhiều ráy tai, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng:

– Đau tai, cảm thấy tai bị đầy

– Cảm giác nghe kém hơn hoặc mất thính lực một phần

– Thường xuyên ù tai, có tiếng rung hoặc tiếng ồn trong tai.

– Ngứa, có mùi hoặc chảy mủ.

Với những trường hợp này bạn nên đến gặp các bác sỹ và có phương pháp lấy ráy tai phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng tăm bông hay các dụng cụ khác vì nó có thể gây ra viêm nhiễm cho tai của bạn.

Ráy tai không phải là biểu hiện của việc tai không sạch hay do bạn không vệ sinh. Thật ra, ráy tai đem đến rất nhiều lợi ích cho tai của bạn. Chính vì vậy, việc lấy ráy tai thường xuyên là điều không nên. Bạn chỉ nên loại bỏ khi chúng có quá nhiều và gây ra những triệu chứng kể trên nhé!

XEM THÊM: 

Nhiễm trùng tai và những điều cần biết
Bài tập giúp tăng cường thính lực phục hồi khả năng nghe

Bình luận facebook