Khiếm thính là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Khi bị khiếm thính người bệnh cần can thiệp sớm. Việc can thiệp càng sớm thì tác hại của khiếm thính gây ra cho người bệnh càng được giảm đi. Tùy theo từng nguyên nhân mà có nhiều phương pháp chữa trị khắc phục bệnh khiếm thính khác nhau.
Mục lục
Nguyên nhân gây khiếm thính
Nguyên nhân gây ra điếc hay khiếm thính thường có 2 nguyên nhân chính là do yếu tố bẩm sinh hoặc do mắc phải
Các yếu tố bẩm sinh
Những người bị điếc bẩm sinh thường mắc bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Cũng có nhiều trường hợp bị các bệnh về thính giác trong giai đoạn sơ sinh. Tình trạng ngày có thể gây ra các yếu tố di truyền hoặc do các dị tật trong quá trình mang thai. Nếu không phải do di truyền thì các nguyên nhân thường là:
- Bà bầu bị bệnh giang mai, nhiễm khuẩn Rubella hoặc các bệnh nhiễm trùng khác
- Trẻ sinh non
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bà bầu sử dụng trong quá trình mang thai. Chẳng hạn như thuốc chống sốt rét, thuốc lợi tiểu,…
- Trẻ bị thiếu Oxy khi sinh
- Trẻ bị bệnh vàng da ở thời kỳ sơ sinh. Tình trạng này có thể làm hỏng dây thần kinh thính giác của trẻ.
Các nguyên nhân khác
Khiếm thính do mắc phải:
- Mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị,..
- Bị các bệnh về tai như viêm tai giữa, nhiễm trùng tai,…
- Ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị nhiễm trùng, sốt ret, ung thư,..
- Bị các chấn thương cùng đầu, tai,…
- Do phải tiếp xúc và làm việc trong môi trường lớn lâu dài
- Do yếu tố tuổi già, lão hóa
- Do các di vật chặn ống tai
Các cấp độ của khiếm thính
Khiếm thính được chia thành 4 cấp độ như sau:
- Khiếm thính ở mức độ nhẹ: Với những người bị khiếm thính ở mức độ nhẹ. Khi đo thính lực xác định được âm thanh nhỏ nhất (ngưỡng nghe) họ nghe được nằm trong khoảng 25 đến 40dB.
- Khiếm thính ở mức độ trung bình. Có ngưỡng nghe 40 đến 60 dB. Ở mức độ nghe kém này, người bị nghe kém sẽ cảm thấy khó bắt kịp cuộc hội thoại khi có nhiều người nói cùng lúc.
- Điếc nặng: Người điếc ở mức độ này có ngưỡng nghe từ 70-90 dB. Nếu không có máy trợ thính thì sẽ rất khó khăn khi giao tiếp.Trẻ em nghe kém bẩm sinh ở mức độ nặng mà không có sự can thiệp bằng thiết bị trợ thính phù hợp thì sẽ không có khả năng phát triển ngôn ngữ hoặc phát triển ở mức độ rất hạn chế.
- Điếc sâu: đây là mức độ bị điếc nặng nhất. Những người có ngưỡng nghe trên 90dB đều được xếp vào nhóm điếc sâu. Nếu tình trạng điếc sâu diễn ra trong thời gian dài mà không có sự can thiệp phù hợp thì bệnh nhân sẽ mất khả năng phục hồi khả năng giao tiếp
Các phương pháp chữa trị bệnh khiếm thính cơ bản
Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật
Những nguyên nhân bị nghe kém xảy ra ở tai ngoài như bị tắc dị vật,.. hoàn toàn có thể được xử lý bởi bác sĩ Tai Mũi Họng
Tắc vòi nhĩ hoặc viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nghe kém. cần đến thăm khám bác sĩ Tai Mũi họng để biết hướng điều trị thích hợp là dùng thuốc hay phẫu thuật
Đối với các trường hợp bị điếc đột ngột cần được thăm khám và điều trị kịp thời trong thời gian ít nhất là 1 năm.
Sử dụng máy trợ thính để khắc phục bệnh khiếm thính
Sử dụng máy trợ thính là một phương pháp điều trị được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Hiện tại, máy trợ thính kỹ thuật số có rất nhiều lựa chọn công suất đáp ứng được cho những mức độ nghe kém từ nhẹ đến sâu.
Tùy vào từng mức độ nghe và các nguyên nhân, chuyên viên tư vấn sẽ chỉ định cho bạn sử dụng những thiết bị trợ thính phù hợp. Máy trợ thính bao gồm những loại sau:
- Máy trợ thính phía sau tai (BTE)
- Máy trợ thính loa trong tai ( RITE)
- Máy trợ thính nằm trong ống tai ( ITC)
- Máy trợ thính nằm sâu trong ống tai ( CIC)
- Máy trợ thính vô hình trong ống tai ( IIC)
Phương pháp cấy ốc điện tử
Phương pháp cấy ốc tai điện tử chỉ sử dụng cho những trường hợp không có được lợi ích khi đeo máy trợ thính.
XEM THÊM:
Kinh nghiệm chọn mua máy trợ thính cho người mới bắt đầu
Cấu tạo và những chức năng của các bộ phận thiết bị máy trợ thính
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng máy trợ thính
Trợ Thính Châu Âu hân hạnh mang đến những “ người bạn” đồng hành của các bệnh nhân khiếm thính trên mọi nẻo đường.
________________________
Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn
Tags: máy trợ thính, trợ thính Châu Âu, khắc phục bệnh khiếm thính, chữa trị bệnh khiếm thính