Cấu tạo và những chức năng của các bộ phận thiết bị máy trợ thính

Thiết bị máy trợ thính là “ vật bất ly thân” với những người bị khiếm thính.  Tuy nhiên cấu tạo của máy trợ thính như thế nào? Chức năng của từng bộ phận ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, hãy cùng Trợ Thính Châu Âu đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên nhé!

Một thiết bị trợ thính thông thường sẽ bao gồm 5 bộ phận chính là Microphone, bo mạch chính khuếch đại và xử lý âm thanh, Loa (the Receiver), Pin  và bộ phận gắn kết nối với nguồn âm như máy điện thoại, tivi,…

Mục lục

Microphone

Chức năng chính của Microphone là thu tín hiệu âm thanh và chuyển tín hiệu âm thanh dạng sóng âm trở thành tín hiệu điện cấp vào mạch khuếch đại. Để thu tín hiệu âm thanh tốt, microphone  thường được chế tạo có độ nhạy thu cao. Đặc biệt một số thiết bị máy trợ thính còn sử dụng microphone tự động định hướng. Đây là giải pháp tốt nhất để cải thiện tỷ lệ giữa tín hiệu và tạp âm. Từ đó cải thiện độ rõ ràng của lời nói cho người sử dụng máy trợ thính.

Bo mạch khuếch đại và xử lý âm thanh

Khuếch đại âm thanh là chức năng chính của bo mạch máy trợ thính. Ngoài ra một số dòng máy trợ thính xử lý tín hiệu số còn sử dụng hệ thống mạch điện số. Hệ thống này có thể dùng cho tất cả các loại máy trợ thính đặt nhiều chương trình đặc biệt với nhiều trạng thái yên lặng, âm nhạc, giảm bớt tiếng ồn và định hướng. Với nhiều đặc điểm ưu việt như vậy, Bo mạch khuếch đại âm thanh đã xóa bỏ những giới hạn của máy trợ thính trước đây.

Cấu tạo và những chức năng của các bộ phận thiết bị máy trợ thính
Cấu tạo và những chức năng của các bộ phận thiết bị máy trợ thính

Loa máy trợ thính

Đây là thành phần có nhiệm vụ đưa âm thanh từ bo mạch vào trong tai của người nghe. Bao gồm các thành phần dây dẫn nối và các bộ phận hỗ trợ kết nối về mặt cơ khí để dẫn âm thanh trong tai hiệu quả nhất.

Bộ phận loa của thiết bị máy trợ thính là thành phần biến đổi tín hiệu âm thanh thành dạng sóng mà chúng ta hay nghe hằng ngày.

Pin của thiết bị máy trợ thính

Pin của máy trợ thính là bộ phận cung cấp năng lượng điện cho các bộ phận của máy trợ thính. Kiểu dáng của máy phụ nhiều vào tính chất của pin. Pin càng nhỏ thì năng lượng điện càng ít.

Bộ phận gắn và kết nối với nguồn âm

Để kết nối máy trợ thính với các thiết bị chuyển đổi, điện thoại, TV,.. có thể sử dụng ở 2 dạng là kết nối hữu tuyến và kết nối vô tuyến.

Kết nối vô tuyến

Là hình thức sử dụng cuộn dây cảm ứng được gắn trong thiết bị trợ thính. Thường được sử dụng tương thích với hệ thống vòng cảm âm điện từ được gắn trong bộ chuyển đổi thu phát không dây.  Người mang máy trợ thính chỉ cần vị trí chữ “T” là có thể nghe được âm thanh. Nhờ cuộn dây cảm ứng này mà nhiều nguồn âm thanh có thể kết nối với máy trợ thính, nâng cao chất lượng âm thanh và cho phép người sử dụng cảm nhận được âm thanh dù là trong môi trường có nhiều tạp âm.

Kết nối hữu tuyến

Là phương thức sử dụng dây nối để kết nối máy trợ thính với nguồn âm thanh bên ngoài. Như điện thoại, đầu nghe CD hay một dụng cụ hỗ trợ nghe, thông qua các jack cắm với các jack cắm nhất định.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Những điều cần biết trước khi chọn mua máy trợ thính

Máy trợ thính có những loại nào hiện nay?

Những dấu hiệu bạn cần đeo máy trợ thính

Trên đây là cấu tạo và chức năng của các bộ phận máy trợ thính mà chúng ta hay sử dụng hằng ngày. Liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và lựa chọn máy trợ thính phù hợp.

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

 

Tags: , ,

Bình luận facebook