Máy trợ thính là thiết bị giúp những bệnh nhân khiếm thính. Vậy nó hoạt động ra sao? Khi nào thì bạn cần đeo máy trợ thính, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Máy trợ thính là gì?
Máy trợ thính được biết đến là một thiết bị điện tử nhỏ đặt trong hoặc sau tai. Nó khuếch đại âm thanh giúp người người kém có thể giao tiếp như những người bình thường. Có thể giúp bệnh nhân tiếp nhận âm thanh rõ hơn dù là ở môi trường tĩnh lặng hay ồn ào. Tuy nhiên, không phải ai bị khiếm thính cũng có thể sử dụng thiết bị này, theo nghiên cứu chỉ có 1/5 người bệnh có thể sử dụng loại máy này.
Máy trợ thính bao gồm có 3 bộ phận chính là micro, bộ phận khuếch đại và loa. Micro sẽ chuyển sóng âm thanh tín hiệu đến bộ phận khuếch đại.. Tại đây cường độ tín hiệu tăng lên và truyền đến tai thông qua loa.
Nhận biết có cần đeo máy trợ thính hay không?
Nếu bạn đang có các dấu hiệu nghe kém và cần cải thiện, hãy đến gặp các bác sỹ tai mũi họng. Các bác sỹ sẽ giúp bạn tìm ra được căn nguyên dẫn đến việc nghe kém. Ở các khoa thính học sẽ có các thiết bị máy móc giúp đo lường mức độ nghe kém và xác định kiểu nghe kém.
Máy trợ thính giúp ích người dùng như thế nào?
Máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe và thấu hiểu lời nói. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những người bị tổn thương các bộ phận tiếp nhận âm thanh sâu trong tai. Tổn thương dạng này thường do bệnh lý, tuổi tác, do tiếng ồn hoặc một số là do sử dụng thuốc.
Máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh đi vào trong tai. Tổn thương trong tai càng nặng thì mức độ khuếch đại âm thanh càng lớn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tổn thương tai nặng, âm thanh khuếch đại lớn cũng không đem lại hiệu quả.
Máy trợ thính nào phù hợp với bạn
Hiện nay máy trợ thính được thiết kế với nhiều kiểu dáng để phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Bao gồm: Máy trợ thính đeo sau tai, máy trợ thính đeo bên trong tai ( ITE), máy trợ thính đeo trong ống tai ( ITC, CIC).
Ngoài dựa vào kiểu dáng để lựa chọn máy trợ thính. Người dùng còn phải căn cứ vào kiểu nghe kém và mức độ nghe kém. Nếu bạn nghe kém cả hai tai, bạn sẽ được khuyến sử dụng máy trợ thính 2 tai vì khi đó tín hiệu sẽ được cung cấp một cách tự nhiên hơn. Đồng thời đeo 2 máy cũng giúp bạn hiểu lời nói và nhận điện được âm thanh đi từ hướng nào.
Bạn hãy thảo luận cùng bác sỹ để lựa chọn được máy phù hợp với nhu cầu và phong cách của bạn. Giá cả là một yếu tố phải cân nhắc vì mức giá sẽ phù thuộc và đặc điểm và tính năng của máy. Tuy nhiên đừng chỉ dựa trên giá để quyết định. Không phải cứ máy có giá cao thì sẽ phù hợp với bạn.
Máy trợ thính sẽ không giúp bạn phục hồi khả năng nghe hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên bằng cách luyện tập, máy trợ thính có thể giúp bạn tăng nhận thức về âm thanh. Bạn sẽ cần đeo máy thường xuyên vì vậy nên lựa chọn sản phẩm dễ sử dụng và tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
Những điều cần quan tâm khi mua máy trợ thính
Trước khi đưa ra quyết định nên lựa chọn sản phẩm nào, thì bạn nên hỏi bác sĩ về những câu hỏi quan trọng như sau:
– Những đặc điểm của máy để phù hợp và đem lại cho bạn nhiều lợi ích nhất ( ví dụ như: Giá cả, Chức năng, Tính thẩm mỹ,.. )
– Tổng số tiền của thiết bị trợtthính là bao nhiêu? Lợi ích đem lại có tương xứng với số tiền bỏ ra hay không.
– Thời hạn bảo hành là bao lâu? Điều kiện được áp dụng bảo hành? Khi bảo trì và sửa chữa có phát sinh thêm các chi phí gì không?
– Máy có dễ dàng sử dụng? Có hướng dẫn cụ thể hay không?
Chăm sóc máy trợ thính của bạn
Chăm sóc và bảo dưỡng máy trợ thính thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ máy. Bạn cần tạp thói quen:
– Không để máy trong những môi trường nóng và ẩm
– Vệ sinh máy đúng quy trình, theo hướng dẫn của trung tâm và nhà sản xuất
– Nên tháo máy trợ thính khi xịt tóc và trang điểm
– Hãy tắt máy khi không sử dụng
– Thay pin khi máy hết pin và tháo pin khi không sử dụng máy.
– Giữ và bảo quản pin thay thế khỏi tầm tay trẻ em và thú cưng.
Những người gặp các vấn đề về nghe kém thường gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Máy trợ thính được xem là một cánh cửa vô cùng ý nghĩa với những bệnh nhân khiếm thính. Nếu bạn hay người thân cần đến sự giúp đỡ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Xem thêm:
Mất thính lực ở trẻ và những dấu hiệu nhận biết
3 mẹo giúp kích thích bộ não của bạn luôn khỏe mạnh
Tags: máy trợ thính, đeo máy trợ thính, sử dụng máy trợ thính