Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin, suy nghĩ giữa người này với người khác thông qua ngôn ngữ nói và nhiều những phương tiện khác. Vì vậy muốn giao tiếp với trẻ khiếm thính, ta cần phải hiểu được trẻ muốn gì, suy nghĩ gì,.. Trẻ khiếm thính dù không thể nói chuyện những trẻ lại rất phát triển khả năng diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ và lời nói.
Mục lục
Những khó khăn của trẻ khiếm thính
Giao tiếp
Trẻ em khiếm thính thường không bắt kịp các cuộc trò chuyện đang diễn ra xung quanh. Do nghe không rõ ràng nên trẻ không hiểu được hết ý nghĩa của cuộ hội thoại.
Trẻ thường yêu cầu nhắc lại đoạn hội thoại. Nếu trẻ bị suy giảm thính lực mức độ nặng sâu hoặc hoàn toàn thì trẻ sẽ sử dụng dấu và cử chỉ để giao tiếp. Đây là khó khăn của trẻ và cả những người xung quanh
Những khó khăn trong học hành
Vì trẻ không thể nghe được như bình thường nên việc học tập cũng có nhiều những trở ngại.
Độ tuổi tốt nhất để học ngôn ngữ là từ khi sinh ra đến 7 tuổi. Từ 2-4 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Vì vậy, việc phát hiện và can thiệp kịp thời đối với trẻ bị suy giảm thính lực là điều vô cùng quan trọng. Nếu trên 7 tuổi mà trẻ vẫn chưa có ngôn ngữ thì việc sau tập sau này sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, không có ngôn ngữ trẻ sẽ khó để phát triển tư duy và nhiều những kỹ năng khác.
Đặc biệt đối với các môn học yêu cầu nghe và viết nhiều như văn, tiếng Việt, sử, địa,.. sẽ gây ra nhiều những khó khăn cho cả trẻ, giáo viên và phụ huynh.
Xã hội
Trẻ em khiếm thính thường bị hạn chế trong các mối quan hệ xã hội. Hãy lưu ý và động viên để các bạn trong lớp hoặc trong các hoạt động nhóm hỗ trợ trẻ. Đối với trẻ muốn tham gia các hoạt động nhóm, các trò chơi tập thể thì cần hướng dẫn trẻ, để bé hiểu được luật chơi và những quy định thưởng phạt.
Tâm lý
Đối với những trẻ tuổi còn nhỏ thì những trở ngại tâm lý chủ yếu liên quan đến giao tiếp. Do gặp những khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu hoặc vì bất lực không thể hiểu được những điều xung quanh nên trẻ có thể dễ cáu gắt, nổi khùng, dễ gây gổ. Đây là hiện tượng tâm lý bình thường những phụ huynh và giáo viên cần đặc biệt chú ý.
Còn đối với trẻ ở độ tuổi thiếu niên, trẻ khiếm thính có thể sẽ bị mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, tránh người lạ,.. Cha mẹ và giáo viên cần tinh tế trước những thay đổi và biểu hiện tâm lý của trẻ để giúp trẻ tự tin và bình tĩnh hơn.
Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính
Hình thức nào phù hợp nhất để giao tiếp với trẻ
Tùy theo nguyên nhân và mức độ khó khăn về nghe mà bác sỹ sẽ tư vấn và đưa ra những lời khuyên về hình thức giao tiếp phù hợp. Thông thường nếu giao tiếp bằng lời nói gặp khó khăn, trẻ sẽ sử dụng các hình thức giao tiếp như: dùng dấu, cử chỉ, nét mặt, cử động miệng, hình vẽ…
Những lưu ý khi giao tiếp với trẻ khiếm thính
– Nói to lên một chút: Không thì thầm, nói nhỏ và không được quát hoặc hét lên. Chỉ cần nói to hơn bình thường một chút là được.
– Nói rõ ràng: Chú ý phát âm tròn vành, rõ chữ, không lẩm bẩm và lí nhí trong miệng.
– Giảm tạp âm: Nên nói chuyện tại những không gian tĩnh bởi vì những tạp âm có thể làm biến đổi tín hiệu âm thanh truyền đến trẻ.
– Giữ khẩu hình rõ ràng: trẻ khiếm thính khi đã đọc khẩu hình miệng giỏi thì có thể đánh giá được những gì bạn nói thông qua khẩu hình miệng. Việc giữ khẩu hình rõ ràng sẽ giúp trẻ dễ hiểu những gì bạn nói hơn
– Sử dụng điệu bộ và cử chỉ thoải mái: Để mô tả những gì bạn nói hãy kết hợp sử dụng những từ ngữ và điệu bộ cử chỉ, việc này giúp cho trẻ dễ nắm bắt được những gì bạn nói.
– Học ngôn ngữ kí hiệu: Nếu bạn là người chăm sóc sức khỏe cho trẻ đang sử dụng máy trợ thính và bị điếc hoàn toàn thì sử dụng ngôn ngữ kí hiệu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Để thông thạo được ngôn ngữ kí hiệu, bạn sẽ mất một khoảng thời gian để học tập.
Để có thể giao tiếp với trẻ khiếm thính thì thực sự cần sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Đừng sốt ruột khi trẻ chưa hiểu những gì mà bạn truyền đạt, hãy kiên trì, thử lại nhiều lần và nắm vững các cách giao tiếp với trẻ khiếm thính!
THAM KHẢO CÁC TIN TỨC LIÊN QUAN:
Tags: cách giao tiếp với trẻ em khiếm thính, trẻ em khiếm thính