Suy giảm sức nghe xảy ra ngày càng phổ biến. Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân khiếm thính. Đặc biệt trẻ nhỏ bị nghe kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ. Đo thính lực là phương pháp đáng tin cậy nhằm đánh giá sức nghe.
Mục lục
Vì sao cần phải đo thính lực
Theo thống kê, tại các nước phát triển có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy giảm thính lực. Trong đó hàng năm tại Sub-Saharan của Châu Phi và phía nam Châu Á có khoảng 420 000 hoặc 6/1000 trẻ em có thể có các vấn đề về thính giác không thể khôi phục hoặc suy giảm thính lực khởi phát sớm so với con số là 28 000 hoặc 2/1000 trẻ em ở những nước phát triển. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, những bạn nhỏ này sẽ không hình thành được trung tâm ngôn ngữ trong não và không thể nói được. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần cũng như tâm sinh lý ở trẻ em.
Đối với người trong độ tuổi lao động, việc bị nghe kém sẽ khiến hạn chế lựa chọn nghề nghiệp và thu hẹp cơ hội được phát triển năng lực một cách toàn diện. Đối với người già, nghe kém sẽ khiến cuộc sống trở nên cô quạnh, thiếu tự tin, và ảnh hưởng đến trí nhớ.
Để kết luận được mức độ tổn thương của thính giác chúng ta không thể dựa vào một phép đo duy nhất nào mà phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi cách đo thính lực sẽ đánh giá 1 phần khác nhau trong hệ thống thính giác và nó hỗ trợ bổ sung cho nhay trong việc đưa ra một bức tranh tổng thể về mức độ ảnh hưởng và vị trí tổn thương của cơ quan thính giác.
Hiện nay có 2 cách để đo thính lực bao gồm đo thính lực khách quan và đo thính lực chủ quan
Đo thính lực khách quan
Các phương pháp đo thính lực khách quan là phương pháp sử dụng các thiết bị đo thính lực. Phương pháp này không cần có sự hợp tác tích cực giữa chuyên viên đo thính lực và bệnh nhân. Đối với trẻ nhỏ, nhiều khi cần ở trạng thái ngủ say để có thể được đo thính lực.
Một số phương pháp đo thính lực khách quan bao gồm:
- Đo nhĩ lượng đồ: Phương pháp này để đánh giá chức năng của hệ thống tai giữa góp phần chẩn đoán vị trí tổn thương trên những bệnh nhân nghe kém
- Đo phản xạ cơ bàn đạp: Phương pháp này cũng có chức năng đánh giá phản xạ của xương cơ bàn đạp cùa tai giữa
- Đo âm ốc tai: đây là cách đo thính lực giúp các bác sỹ đánh giá được chức năng của các tế bào lông bên trong tai
- Đo điện thính giác thân não: giúp các bác sỹ đánh giá được chức năng dẫn truyền của đường thính giác sau ốc tai cũng như ước lượng được ngưỡng nghe của trẻ. Ở trẻ đây là phương pháp khá quan trọng giúp chẩn đoán ngưỡng nghe. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này trẻ cần được ngủ tự nhiên hoặc trong một số trường hợp phải gây mê cho trẻ thì mới có thể tiến hành đo. Việc chẩn đoán và phân tích cũng cần được tiến hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
- Đo đáp ứng thính giác trạng thái ổn định. Giúp xác định ngưỡng nghe trong trường hợp nghi ngờ thính lực giảm xuống ở mức nặng và sâu
Các phương pháp đo chủ quan
Cách đo thính lực chủ quan đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và chuyên viên đo thính lực để có được kết quả.
Đo thính lực đơn âm
Đo thính lực đơn âm là phương pháp đo thính lực phổ biến nhất được thực hiện trên trẻ em và người lớn. Tùy độ tuổi của trẻ mà sẽ có các cách đo thính lực đơn âm phù hợp.
Để thực hiện được các phương pháp đo thính lực chủ quan, người đo cần nắm rõ các kỹ thuật và có kinh nghiệm đánh giá để kết quả được chính xác.
=>> XEM THÊM:
Sử dụng máy trợ thính đạt hiệu quả cao nhất
Có nên mua máy trợ thính hay không?
Để có thể hiểu hơn về các phương pháp đo thính lực, cũng như các thiết bị đo thính học đang được bán tại Trợ Thính Châu Âu, quý khách hàng vui lòng liên hệ.
________________________
Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn
Tags: đo thính lực, cách đo thính lực