Cách hỗ trợ đồng nghiệp bị khiếm thính

Sống chung với khiếm thính là cả một cuộc hành trình. Cuộc hành trình này bắt đầu từ việc nhận thức về sự tồn tại, do dự và hành động để làm quen với nó. Trên cuộc hành trình, người khiếm thính sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sự mặc cảm, cô lập. Chính vì vậy sự hỗ trợ của người thân, đồng nghiệp cho những người bị khiếm thính là vô cùng quan trọng.

Mục lục

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng suy giảm thính và khó tiếp nhận được những thông tin âm thanh từ bên ngoài. Có một số người bệnh không cần sử dụng máy trợ thính. Tuy nhiên,  với phần lớn người bị nghe kém tiếp nhận thì máy trợ thính sẽ là người bạn đồng hành mỗi ngày để nghe những âm thanh dễ dàng hơn.

Máy trợ thính không phải là một giải pháp nhanh chóng. Bạn cần có thời gian để làm quen đối với thiết bị này. Đây chính là “ cánh cửa” để mở ra các mối quan hệ, thay đổi cuộc sống của những bệnh nhân khiếm thính.

Các đồng nghiệp khiếm thính có thể sử dụng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử để cải thiện khả năng nghe của họ

Mất thính lực ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ trong công việc

Suy giảm thính lực có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ, sự tự tin và chất lượng cuộc sống nói chung.

Hãy nhớ rằng đồng nghiệp của bạn có thể sẽ phủ nhận về tình trạng khiếm thính của bản thân. Họ sẽ bối rối, lo lắng , thất vọng, sợ hãi những gì có thể xảy đến với tương lai của họ. Tùy thuộc vào mức độ thân thiết của mối quan hệ này, bạn có thể chủ động chia sẻ các câu chuyện cá nhân về một người nào đó bạn quen hoặc người thân trong gia đình bạn cũng đang bị suy giảm thính lực. Điều này sẽ giúp họ ít bị tổn thương và cởi mở hơn để chia sẻ câu chuyện của họ.

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ đồng nghiệp bị khiếm thính của mình

Hãy cởi mở và có thể sẽ là thay đổi các thói quen hằng ngày trong công việc của bạn.

Nếu bạn là một người quản lý, hãy đảm bảo hỗ trợ đồng nghiệp của mình dưới hình thức bổ sung thêm các nhiệm vụ liên quan đến việc nắm bắt thông tin đầu vào của các bên liên quan. Không bao giờ loại bỏ họ khỏi bất kỳ các nhiệm vụ nào mà không có sự báo trước.

Hãy tạo một môi trường làm việc hòa nhập. Bạn có thể gặp trực tiếp các cá nhân tại bàn làm việc của họ để thông báo khi cả nhóm đi ăn trưa, lặp lại các câu chuyện để họ có thể nắm bắt. Khi cuộc trò chuyện thay đổi chủ đề hoặc có những tiếng ồn xung quanh, đồng nghiệp của bạn có thể khó theo dõi hơn. Sự im lặng của họ có thể là dấu hiệu họ đang không nghe thấy mọi thứ đang được nói.

Cách hỗ trợ đồng nghiệp bị khiếm thính
Cách hỗ trợ đồng nghiệp bị khiếm thính

Bạn không nên đánh giá họ cô lập, hoặc trách họ khi không tham gia các hoạt động nhóm. Họ có thể tránh những buổi ăn trưa tại căng tin ồn ào hoặc các cuộc tụ tập xã hội vì họ biết rằng họ có thể sẽ gặp khó khăn để theo dõi những gì diễn ra.

Hãy kiên trì và đồng cảm với đồng nghiệp bị khiếm thính của bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của người bị khiếm thính. Cởi mở với họ và chia sẽ những câu chuyện về khiếm thính mà bạn biết. Tráng đặt quá nhiều câu hỏi trực tiếp về thính giác của họ như hỏi trực tiếp về lý do khiến họ mất thính lực,..

Bạn có thể thẳng thắn hỏi họ xem họ cần giúp đỡ và hỗ trợ như thế nào. Không phải ai cũng muốn chia sẻ về tình trạng mất thính giác của mình. Chính vì vậy, bạn sẽ tạo ra một bầu không khí thoải mái, chủ động hỗ trợ những thứ mà họ cần.

Tạo môi trường làm việc cởi mở để mọi người có thể chia sẻ với nhau
Tạo môi trường làm việc cởi mở để mọi người có thể chia sẻ với nhau

7 thói quen để giao tiếp với người khiếm thính dễ dàng hơn

Khi bị suy giảm thính lực thì họ thường chú ý hơn đến khẩu hình miệng của những người đối điện. Để cuộc trò chuyện dễ dàng, bạn cần chú ý một số những điều sau:

  • Nói chậm, rõ ràng và lặp lại nếu cần.
  • Mặt đối mặt để cuộc trò chuyện dễ dàng hơn.
  • Không nói chuyện với đầy thức ăn
  • Không nên che tay trước miệng khi đang nói chuyện
  • Không quay lưng lại với đồng nghiệp khi bạn đang nói, trình bày,..
  • Không lẩm bẩm hoặc nói thì thầm
  • Không gọi tên khi họ đang quay lưng với bạn.

Trên đây là một vài chia sẻ giúp các bạn có thể giao tiếp với các đồng nghiệp bị khiếm thính của mình dễ dàng hơn. Để có thêm những hiểu biết về các vấn đề liên quan đến thính giác. Mời các bạn ghé thăm Website: trothinhchauau.vn

Nguồn tham khảo: www.oticon.global/hearing-aid-users/blog/2020/what-you-can-do-to-support-a-colleague-with-hearing-loss

XEM THÊM: 

Làm sao để giao tiếp với người khiếm thính
Công nghệ kết nối Bluetooth của máy trợ thính Oticon

 

Tags: ,

Bình luận facebook