Máy trợ thính loại nào tốt nhất phù hợp với người bị khiếm thính?

Máy trợ thính là sản phẩm được sử dụng cho những người có thính lực kém, khiếm thính, những người bị lãng tai để cải thiện chức năng nghe trong quá trình giao tiếp. Vậy máy trợ thính loại nào tốt nhất, hãy cùng Trợ Thính Châu Âu tìm hiểu ngay nhé!

Mục lục

Máy trợ thính là gì? Vì sao cần sử dụng máy trợ thính

Máy trợ thính là gì?

Máy trợ thính là thiết bị y tế được sử dụng để hỗ trợ và cải thiện thính giác của con người. Máy giúp người sử dụng có thể nghe được những âm thanh một cách dễ dàng. Ngày nay các dòng máy trợ thính ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều công nghệ để hỗ trợ tối đa thính giác cho người sử dụng.

Cấu tạo của máy trợ thính

Máy trợ thính về cơ bản sẽ có cấu tạo giống như một thiết bị thu phát âm thanh, chúng thường bao gồm 3 bộ phận chính như sau.

  • Microphone – thiết bị quan trọng của sản phẩm. Chúng sẽ thu âm thanh lại và đưa qua bộ xử lý.
  • Bộ phận xử âm thanh là công nghệ đặc biệt là khác nhau của từng dòng máy. Công nghệ khác nhau nên chất lượng âm thanh cũng sẽ khác nhau. Sản phẩm phù hợp với từng người, có khả năng loại bỏ tiếng ồn và mang lại những trải nghiệm về am thanh tốt nhất cho người sử dụng.
  • Loa máy trợ thính là bộ phận để truyền âm thanh vào tai của người sử dụng. Loa chất lượng càng cao thì âm thanh càng tốt.

    Cấu tạo của máy trợ thính
    Cấu tạo của máy trợ thính

Phân loại máy trợ thính

Có rất nhiều cách để phân loại máy trợ thính nhưng cách phổ biến nhất là phân biệt máy trợ thính dựa vào cách đeo. Bao gồm 2 kiểu dáng chính: máy trợ thính nằm trong tai, máy trợ thính đeo sau vành tai.Các kiểu đeo của máy trợ thính không dây

Các kiểu đeo của máy trợ thính không dây

  • Máy trợ thính trong tai: phù hợp cho người có mức độ nghe kém từ nhẹ đến trung bình nặng. Máy sẽ được chế tác sao cho vừa vặn với khuôn tai của mỗi người. Vì nằm gọn trong ống tai nên máy có độ thẩm mỹ cao
  • Máy trợ thính ngoài tai: là những dòng máy có công suất lớn đáp ứng cho cả mức nghe kém sâu. Máy trợ thính ngoài tai có nhiều khả năng kết nối không dây

Cách chọn máy trợ thính cho người bị khiếm thính ở mức độ nặng sâu

Một số dòng máy trợ thính phù hợp cho những người mất thính lực ở mức độ nặng sâu

Máy trợ thính Oticon Siya 2 BTE

Oticon Siya 2 BTE là dòng máy trợ thính  không dây đeo sau tai. Thiết bị này có 2 mức công suất là 85dB và 105dB, phù hợp với mức độ nghe nặng và nặng sâu.

Nhờ được tích hợp con chíp xử lý tín hiệu mới và công nghệ BrainHearing độc quyền của thương hiệu Oticon nên âm thanh mang lại sẽ trong trẻo và tự nhiên hơn.

Máy trợ thính Oticon Siya 2 BTE
Máy trợ thính Oticon Siya 2 BTE

Máy trợ thính Oticon Geno 1 BTE

Máy trợ thính Oticon Geno 1 BTE là dòng máy trợ thính thế hệ mới. Máy bao gồm 3 mức công suất để dễ dàng cho bạn lựa chọn. Bao gồm 85 dB, 100dB và 105dB, máy phù hợp các bệnh nhận có mức độ từ trung bình đến nặng. Với những tính năng tiên tiến như Công nghệ xử lý tiếng hú tối ưu, Cá nhân hóa theo từng nhu cầu nghe, Khả năng kết nối không dây… cùng với công nghệ BrainHearingTM nghe bằng não độc quyền bởi Oticon, máy Oticon Geno 1 BTE trở thành 1 trong những dòng máy trợ thính tốt nhất, phù hợp với nhiều mức độ mất thính lực khác nhau.

Máy trợ thính Oticon Geno 1 BTE
Máy trợ thính Oticon Geno 1 BTE

Máy trợ thính oticon Xceed Play

Máy trợ thính Oticon Xceed Play 2 được đánh giá là cuộc cách mạng dành cho trẻ nghe kém ở mức độ nặng sâu. Các bạn nhỏ giờ đây có thể tiếp cận được với tất cả những âm thanh, lời nói chân thực hơn bao giờ hết.
Máy được trang bị đầy đủ các tính năng của một bị máy trợ thính Oticon như: Tính năng Open Sound Navigator – Nghe rõ âm thanh lời nói 360 độ, Tính năng Open Sound Optimizer – Chặn tiếng hú và duy trì độ lớn của âm thanh, khả năng Kết nối Bluetooth trực tiếp tới nhiều thiết bị,...

Máy trợ thính Máy trợ thính Oticon Xceed Play 2 dành cho trẻ có mực độ nghe kém nặng và sâu
Máy trợ thính Máy trợ thính Oticon Xceed Play 2 dành cho trẻ có mực độ nghe kém nặng và sâu

Máy trợ thính loại nào tốt nhất cho những người khiếm thính ở mức độ nhẹ, trung bình?

Mất thính lực ở mức độ nhẹ là nếu bạn chỉ nói chuyện 1:1 thì mọi chuyện đều ổn, những lại gặp khó khăn khi nói chuyện trong những môi trường có nhiều tạp âm. Về mặt kỹ thuật thì những người này bị mất thính lực từ 26 đến 40 dB.

Mất thính lực ở mức độ trung bình, ở cấp độ này, bạn thường xuyên yêu cầu mọi  người lắp lại âm thanh trong các cuộc trò chuyện hằng ngày. Người mất thính lực ở mức độ này không thể được những âm thanh thấp hơn 40dB- 69dB.

Cách lựa chọn máy trợ thính dành cho những bệnh nhân có bị mất thính lực nhẹ và trung bình thì đơn giản hơn. Bạn chỉ cần đến các trung tâm để kiểm tra tình hình thính lực và chọn  máy trợ thính phù hợp. Một số dòng máy có thể tham khảo như:

Mỗi mức độ nghe khác nhau sẽ thích hợp với từng dòng máy khác nhau. Để lựa chọn máy trợ thính loại nào tốt nhất,  phù hợp cho mình và những người thân, tốt nhất các bạn hãy đến trực tiếp các trung tâm thính lực để kiểm tra chính xác mức độ mất thính lực của mình, đeo thử và chọn mua máy trợ thính.

Trợ Thính Châu Âu địa chỉ 29 Giải Phóng, Hà Nội và 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế đang là trung tâm được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Các sản phẩm máy trợ thính của chúng tôi đều được bảo hành 1 ĐỔI 1 trong vòng 2 năm và bảo dưỡng miễn phí trọn đời.

———————————

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những ưu đãi tốt nhất.

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

 

 

Tags: , ,

Bình luận facebook