Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếm thính ở trẻ em

Khiếm thính ở trẻ em gây ra nhiều khó khăn cho bé trong việc giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ. không có âm thanh đầu vào (nghe) thì sẽ không có âm thanh đầu ra (nói). Tuy nhiên, nếu phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ có cơ hội để phục hồi chức năng. Vậy, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếm thính ở trẻ em là gì? Hãy cùng Trợ Thính Châu Âu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Khái niệm về trẻ bị khiếm thính

Theo thông tin từ tổ chức Y tế thế giới ( WHO), nếu trẻ có mất thính lực trung bình từ 50dB trở lên, hay trên thực tế nếu trẻ không nghe được trọn vẹn câu nói ở khoảng cách 1m thì là trẻ khiếm thính.

Còn đối với những trường hợp, độ mất thính lực của trẻ trên 80dB nghĩa là trẻ chỉ nghe được những âm thanh ngay sát bên tai thì được gọi là trẻ bị điếc. Đi kèm với điếc là mất ngôn ngữ và bị câm.
Trong các chương trình giáo dục đặc biệt, thì trẻ khiếm thính là những trẻ khó khăn về nghe ở các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Nguyên nhân dẫn dến tình trạng khiếm thính ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếm thính ở trẻ em

Các mức độ khiếm thính ở trẻ

Mức độ khiếm thính nhẹ – Có thể mất 25 hoặc 40% âm thanh lời nói
– Nghe khó hơn trong các môi trường ồn ào
– Không có sự khuếch đại âm thanh. Thường mất ít nhất 50% thông tin của các cuộc thảo luận và diễn giảng trên lớp học
– Thường xuyên đổ lỗi do không chú ý
Mức độ khiếm thính trung bình – Không có sự khuếch đại âm thanh. Với mức độ 40dB có thể bị mất khoảng 50 đến 75% lượng lời nói khi nghe. Hoặc 80-100% đối với mức độ điếc 50dB
– Đòi hỏi cần có sự điều chỉnh về lớp học và phương pháp học
– Gặp các khó khăn với sự phát triển về lời nói và các kỹ năng để cải thiện lời nói rõ ràng hơn.
– Bị trì hoãn các ngôn ngữ đáng kể ( hay nói các câu ngắn, thiếu ngữ pháp, sử dụng các danh từ nhưng lại thiếu các đại từ, trạng từ, trợ từ,..)
Khiếm thính nặng – Giọng nói đều đều, thấp, ngắt quãng, âm mũi, chói tai,..
– Giọng nói quá nhỏ hoặc quá to, nói cố hết sức
– Ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập
– Có các biểu hiện cô lập, thu mình
Khiếm thính sâu – Chỉ có thể cảm nhận độ rung, phụ thuộc vào các chi giác
– Lời nói và ngôn ngữ không thể phát triển một cách tự nhiên

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghe kém ở trẻ

Việc nghe kém ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều bởi dây thần kinh thính giác. Tai nghe chỉ là một phần của bộ phận này. Các bộ phận để tiếp nhận âm thanh của thính giác gồm có:

  • Bộ dẫn truyền gồm tai ngoài, tai giữa, ngoại dịch, nội dịch.
  • Các dây thần kinh dẫn truyền âm thanh lên các xung thần kinh lên trung khu và vỏ não.
  • Vỏ não thùy thái dương là bộ phận phân tích và tổng hợp những tín hiệu tại các xung thần kinh.

Nghe kém được chia thành 3 nguyên nhân chính là dẫn truyền, tiếp nhận và nghe kém hỗn hợp.

Nghe kém dẫn truyền

Bao gồm những bất thường ở tai ngoài và tai giữa:

  • Tai ngoài bị tắc nghẽn ống tai, bị viêm, chấn thương và các dị dạng bẩm sinh ở ống tai.
  • Tai giữa: bao gồm viêm tai giữa, thủng màng nhĩ các chấn thương, khối u xuất hiện ở vị trí tai giữa.

Nghe kém tiếp nhận – thần kinh

Nguyên nhân để dẫn đến suy giảm thính lực này xuất phát từ các yếu tố bẩm sinh, di chuyển hoặc mắc phải

  • Bẩm sinh: trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh ( CMV, rubella, giang mai,..). Hoặc những dị tật bẩm sinh trong vùng tai
  • Di truyền: là những bệnh lý đã xuất hiện ở các thành viên khác trong gia đình. Chúng thường đi kèm với những dị tật bẩm sinh khác
  • Mắc phải do sử dụng thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dây thần kinh, do các kháng sinh nhóm aminoglycoside. Hoặc những bệnh lý mắc phải trong thời kỳ sơ sinh như ( toan chuyển hóa, vàng da,..)

Nghe kém hỗn hợp

Bao gồm cả nghe kém dẫn truyền và tiếp nhận

Trẻ giao tiếp tốt với máy trợ thính Oticon Xceed Play 2

Điều trị nghe kém ở trẻ em

Điều trị nghe kém nghe ở trẻ em tùy thuộc vào các mức độ và các nguyên nhân khác nhau. Có thể can thiệp các biện pháp sau:

  • Sử dụng máy trợ thính: trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy trợ thính. Tuy nhiên, loại máy trợ thính được sử dụng thông dụng cho trẻ em là máy trợ thính đeo sau tai. Ở trẻ nhỏ sẽ khó xác định được âm lượng của máy trợ thính sao cho phù hợp. Do đó, cần thực hiện thêm kiểm tra cường độ âm thanh của máy để điều chỉnh máy phù hợp với trẻ.
  • Cấy tai ốc điện tử: đối với những trẻ điếc sâu không thể sử dụng được máy trợ thính. Quý phụ huynh có thể tham khảo phương pháp cấy tai ốc điện tử. Đây là thiết bị dùng để kích thích dây thần kinh ốc tai. Bao gồm các bộ phận được gắn bên trong và bên ngoài. Biện pháp này được chỉ định cho những trẻ bị điếc sâu mà sau khi sử dụng máy trợ thính cảm thấy không được cải thiện.
  • Tham gia các chương trình huấn luyện ngôn ngữ nhằm phục hồi thính giác để trẻ có thể phục hồi và phát triển ngôn ngữ của mình

Nếu trẻ được phát hiện sớm và kịp thời thì hiệu quả mang lại sẽ vô cùng khả quan kể cả đối với những trẻ bị điếc nặng và điếc sâu. Hơn thế nữa, nếu được tham gia đầy đủ các chương trình huấn luyện thì bé sẽ phát triển tốt như các bạn khác.

Phòng ngừa khiếm thính cho trẻ

Ba mẹ có thể chủ động phòng ngừa các bệnh liên quan đến thính giác cho trẻ bằng những cách dưới đây:

  • Tiêm phòng các loại vắc xin gây ra các bệnh ảnh hưởng đến thính giác
  • Theo dõi là tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến ốc tai như kháng sinh aminosid,…
  • Tránh tình trạng khiếm thính ở trẻ em bằng cách tham gia các chương trình tầm soát ngay cho trẻ từ lúc mới sinh bằng các kỹ thuật đo thính giác tiên tiến, hiện đại.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu suy giảm thính lực. Ba mẹ cần lên các kế hoạch để có những can thiệp kịp thời.

XEM THÊM: CÁC DẤU HIỆU KHIẾM THÍNH Ở TRẺ EM

Nhìn chung, trẻ em bị khiếm thính nếu được can thiệp sớm thì khả năng phục hồi sẽ rất cao. Chính vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu suy giảm thính lực. Hãy đưa trẻ đến những cơ sở Y tế chuyên khoa để được kiểm tra thính lực và hỗ trợ kịp thời.

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

Tags: ,

Bình luận facebook