Suy giảm thính lực ở trẻ em và cách khắc phục

Suy giảm thính lực ở trẻ em là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của trẻ, dẫn tới nhiều trở ngại về giao tiếp và học hỏi trong cuộc sống. Việc phục hồi chức năng nghe cho trẻ đóng một vai trò quan trọng giúp trẻ hòa nhập và chủ động trong việc tiếp cận và học hỏi ở thế giới bên ngoài.

Mục lục

Những điều cần biết về suy giảm thính lực ở trẻ em

Giảm thính lực là gì?

Trẻ em bị nghe kém, khó khăn về nghe,… là tình trạng suy giảm thính lực một phần hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không nghe được với cường độ âm thanh bình thường. Bị suy giảm thính lực trong những năm đầu đời sẽ làm mất đi khả năng phát triển ngôn ngữ. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng câm điếc bẩm sinh

Dựa trên mức độ mất sức nghe, người ta chia suy giảm thính lực ở trẻ thành 4 mức độ:

– Điếc nhẹ ( âm nghe được từ 20- 40dB)

– Điếc trung bình ( âm nghe được từ 41- 70dB)

– Điếc nặng ( âm nghe được trên 70 đến 90dB)

– Điếc sâu ( tình trạng chỉ nghe được những âm thanh trên 90dB)

Suy giảm thính lực trong những năm đầu đời sẽ làm mất đi khả năng phát triển ngôn ngữ
Suy giảm thính lực trong những năm đầu đời sẽ làm mất đi khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ

Những khó khăn khi trẻ mất thính lực

Trong quá trình giao tiếp: Trẻ sẽ khó bắt kịp các cuộc nói chuyện xung quanh, không hiểu rõ ý nghĩa của cuộc trò chuyện. Với trẻ bị điếc có thể sẽ phải sử dụng những ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ để giao tiếp, gây khó khăn cho trẻ và những người xung quanh

Trong học tập: Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nghe giảng và gây cản trở nhiều trong học tập. Đa số các môn học đều yêu cầu cao về kỹ năng nghe- nói- viết, trẻ sẽ gặp khó khăn và cảm thấy tự ti, mặc cảm.

Trong quan hệ xã hội: suy giảm thính lực ở trẻ em sẽ làm hạn chế việc kết bạn, quan hệ xã hội và gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp

Về tâm lý: Trẻ gặp trở ngại về mặt tâm lý nhiều hơn khi không thể hiện được các nhu cầu của bạn thân, hoặc có thể sẽ cảm thấy bất lực khi không hiểu những điều mà người xung quanh đang diễn đạt. Điều này sẽ khiến trẻ nóng giận, cáu gắt, tự tin và mặc cảm trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở trẻ em

Suy giảm thính lực ở trẻ bao gồm những nguyên nhân sau:

– Trước khi sinh: Trẻ bị dị dạng ở tai, khiếm khuyết vành tai, mẹ bị ốm khi mang thai hoặc do di truyền

– Trong khi sinh: trẻ bị sinh non dưới 6 tháng, cân nặng 2kg, bị chấn thương não do can thiệp sản khoa ( Forcep)

– Sau khi sinh: Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như ( sởi, quai bị, viêm não, viêm màng não mủ,.. ) Bệnh ở tai như viêm tai giữa hay nhiễm độc thính giác do một số loại thuốc hoặc bị chấn thương vùng đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thính lực ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thính lực ở trẻ

Triệu chứng của trẻ bị giảm thính lực

– Trẻ tỏ ra thời ai khi nghe người khác nói chuyện hoặc học nói muộn

– Trẻ không phản ứng trước nhiều âm thanh

– Trẻ bị nói ngọng

– Trẻ phải nhìn miệng người nói chuyện để đoán được nội dung của đoạn hội thoại

Hình ảnh bé gái sử dụng máy trợ thính Oticon
Hình ảnh bé gái sử dụng máy trợ thính Oticon

Cách khắc phục tình trạng suy giảm thính lực ở trẻ em

Điều trị suy giảm thính lực bẩm sinh kết hợp với phục hồi chức năng nghe đóng vai trò quan trọng để trẻ có thể tái hòa nhập cộng đồng.

Điều trị suy giảm thính lực ở trẻ em

Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ suy giảm thính lực có thể sử dụng các phương pháp khác nhau:

– Suy giảm thính lực ở trẻ em do bệnh lý: Bao gồm các bệnh như viêm tai giữa, dị tật trong ống tai, do ráy tai hoặc có thể do thủng màng nhĩ,.. thì cần phát hiện kịp thời. Có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu có thể xử lý kịp thời, cơ hội phục hồi thính lực cho trẻ là quá lớn. Khi gặp các tình trạng bệnh lý này, phụ huynh cần chú ý hoặc nhắc nhở trẻ vệ sinh tai- mũi- họng để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

MÁY TRỢ THÍNH OTICON XCEED PLAY 2
MÁY TRỢ THÍNH OTICON XCEED PLAY 2

– Giảm thính lực do bẩm sinh, di truyền hoặc do di chứng viêm não, viêm màng não,.. Nếu không được can thiệp sớm khi gặp tình trạng này thì rất có thể bé sẽ phải mang khuyết tật suốt đời. Khi phát hiện sớm, bạn có thể can thiệp giúp bé bằng phương pháp sử dụng máy trợ thính. Máy trợ thính khuếch đại cường độ âm thanh để trẻ có thể nghe và tiếp cận thông tin một cách bình thường. Hiệu quả của máy sẽ được phát huy tối đa nếu trẻ được đeo từ 0-3 tuổi và được đeo liên tục hàng ngày. Sự kiên trì của các bậc phụ huynh sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc can thiện khả năng nghe của trẻ.

THAM KHẢO: NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

Các mô hình giúp phục hồi chức năng cho trẻ bị suy giảm thính lực

Để phục hồi khả năng nghe cho trẻ, gia đình cần lựa chọn các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp. Bao gồm:

– Phục hồi chức năng theo mô hình chuyên biệt: đây là phương pháp sử dụng kết hợp các phương pháp dạy khác nhau cho những trẻ bị điếc nặng, điếc sâu bao gồm dạy văn hóa, dạy nghề, dạy kỹ năng sống, các hoạt động để tăng cường văn hóa, văn nghệ để nâng cao sự tự tin,..

– Phục hồi chức năng nghe theo mô hình hòa nhập: là mô hình dành cho trẻ đang sử dụng máy trợ thính hay ốc tai điện tử. Trẻ có thể hòa nhập với các bạn khỏe mạnh bình thường để tăng cường khả năng giao lưu và học hỏi.

Để được tư vấn và thăm đo mức độ nghe MIỄN PHÍ, quý khách vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 098 355 0486 – 0247.302.6626 hoặc đến ngay Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội/ Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế

 

Tags: , ,

Bình luận facebook