Cách phân loại các mức độ nghe kém và cách khắc phục

Nghe kém là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là những đối tượng cao tuổi, người làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn,.. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không kịp thời khắc phục thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý, sống thu mình và khép kín hơn. Vậy cách phân loại các mức độ nghe kém và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mục lục

Nghe kém là gì?

Nghe kém ( nặng tai, điếc tai) là biểu hiện của suy giảm khả năng nghe. Âm thanh thanh từ bên ngoài sẽ không còn rõ, trong trẻo như trước. Bạn có thể bị nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau từ nặng đến nhẹ. Trên biểu đồ đo thính lực đơn âm chủ quan thì nghe kém thường xảy ra khi cường độ sức nghe của tai ≥ 25 dB (decibel).

Bảng đo mức độ nghe kém chủ quan
Bảng đo mức độ nghe kém chủ quan

Bất kỳ ai cũng có thể bị điếc tai những nguy cơ này thường tăng dần theo tuổi tác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) thì có khoảng 10% dân số trên thế giới bị điếc tai với nhiều mức độ nghe kém khác nhau. Hầu hết những người bị điếc tai không thể phân được các âm nhẹ, âm cao, gặp  khó khăn khi nghe những tiếng thì thầm, giọng trẻ em hoặc nghe tiếng chim hót. Một số người khác lại không thể nghe được những âm thấp như giọng trầm. Hoặc cũng có một số trường hợp gặp khó khăn khi nghe âm thanh ở biên độ quá cao hoặc quá thấp.

Phân loại mức độ nghe kém

Nghe kém xảy ra với nhiều mức độ khác nhau như ở các mức độ nhẹ, trung bình, nặng,.. Tình trạng điếc hoàn toàn có thể khắc phục nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Dựa theo cấu tạo giải phẫu và chức năng tai, nghe kém được phân thành 3 loại: Nghe kém dẫn truyền, Nghe kém tiếp nhận và nghe kém hỗn hợp.

Nghe kém dẫn truyền

Nghe kém dẫn truyền thường là hậu quả của tình trạng tổn thương tai ngoài và tai giữa. Hệ thống dẫn truyền tai thường bao gồm: vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương nên không làm trònđược chức năng dẫn truyền từ ngoài vào trong tai.

Phân loại các mức độ nghe kém
Phân loại các mức độ nghe kém

Điếc tiếp nhận

Là tình trạng các bộ phận dẫn truyền hoạt động bình thường nhưng tai trong bị tổn thương, dẫn truyền lên tai không được tiếp nhận và tín hiệu truyền lên não suy giảm. Tình trạng này thường xảy ra với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có những người còn bị điếc hoàn toàn. Điếc tiếp nhận thường xảy ra với những người cao tuổi, những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn khiến cho tế bào lông tai bị tổn thương.

Điếc hỗn hợp

Là tình trạng nghe kém có đặc điểm bao gồm cả hai thể trên. Bao gồm những tổn thương ngoài tai, tai giữa và tai trong. Khởi đầu của điếc thường xuất hiện các biểu hiện như ù tai, có tiếng vo ve, còi rít hoặc chuông ngân. Người bệnh sẽ có hiện tượng chóng mặt đi kèm nhưng không thường xuyên.

Cách chẩn đoán nghe kém

Để có thể chẩn đoán các mức độ nghe kém, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Khám lâm sàng: Chuyên gia sẽ thực hiện quan sát để tìm ra nguyên nhân của bệnh nghe kém. Ví dụ như ráy tai hoặc các viêm nhiễm ở tai. Hoặc có thể tìm kiếm các bất thường trong tai có thể gây nghe kém.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng
  • Khám tầm soát nghe kém: các chuyên gia sẽ thực hiện nghiệm pháp nói thì thầm bằng cách yêu cầu bạn che một tai lại. Bác sỹ sẽ kiểm tra khả năng nghe của bạn qua những âm thanh có độ lớn khác nhau. Tuy nhiên tính chính xác của phương pháp này còn giới hạn.
  • Kiểm tra sức nghe bằng ứng dụng
  • Sử dụng âm thoa: Âm thoa là dụng cụ kim loại có 2 ngạch tạo ra âm thanh khi gõ vào. Cách kiểm tra bằng âm thoa vô cùng đơn giản và hiệu quả. Trong quá trình đánh giá có thể phát hiện những vị trí tổn thương làm ảnh hưởng đến sức nghe
  • Đo thính lực: là một xét nghiệm được thực hiện kỹ lưỡng bởi các dụng cụ đo thính lực. Bạn sẽ đeo tai nghe và nghe những âm thanh tiếng nói hướng đến từng tai. Mỗi âm thanh sẽ được lặp lại ở mức âm lượng thấp để có thể tìm ra mức âm lượng thấp nhất mà bạn có thể nghe thấy.
Thiết bị đo thính lực Amplivox 270
Thiết bị đo thính lực Amplivox 270

Cách khắc phục nghe kém

Sau khi đã được chẩn đoán về tình trạng nghe kém, để điều trị nghe kém bạn có thể tìm đến một số phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: trong các trường hợp nghe kém do tuần hoàn máu tai trong bị suy giảm thì các bác sỹ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng những loại thuốc tăng cường tuần hoàn và chống phù nề để cải thiện tình trạng nghe kém
  • Sử dụng máy trợ thính: Máy trợ thính là một loại thiết bị có thể sử dụng cho những người mất thính lực từ mức độ nhẹ đến sâu. Thiết bị này giúp người nghe kém có thể cảm nhận những âm thanh bên ngoài môi trường tốt hơn. Để có thể sử dụng máy trợ thính hiệu quả nhất hãy tìm đến những Trung tâm Trợ thính uy tín để tìm hiểu về được thăm khám và đeo thử máy trợ thính miễn phí.
  • Cấy ốc tai điện tử: cấy tai ốc điện tử thường được áp dụng cho trẻ bị điếc bẩm sinh hoặc những người có có cấu trúc tai trong bị hư hại. Tai ốc điện tử sẽ bỏ qua những tổn thương trong tai và truyền âm thanh trực tiếp nên não. Đây là một phương pháp hiện đại, tuy nhiên nó chỉ áp dụng khi sử dụng máy trợ thính không hiệu quả. Bên cạnh đó chi phí một ca cấy ốc tai cũng tương đối cao ( Khoảng 500 triệu đồng) nên không phải ai cũng có điều kiện áp dụng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghe kém chính vì vậy mà các mức độ nghe kém và cách khắc phục cũng khác nhau. Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân mình, hãy đến ngay với Trợ Thính Châu Âu để được tư vấn và thăm khám miễn phí.

>> THAM KHẢO THÊM: 

Nguyên nhân gây mất thính lực – bệnh điếc tai

Máy trợ thính loại nào tốt nhất phù hợp với người bị khiếm thính?

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế
Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247.302.6626
Email: trothinhchauau@gmail.com
Website: trothinhchauau.vn

Bình luận facebook