Cần làm gì khi bị chảy máu trong tai?

Chảy máu trong tai là một triệu chứng thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng. Chảy máu tai có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tổn thương da, chấn thương đầu, nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ, tổn thương tai do thay đổi áp suất,..

Mục lục

Nguyên nhân gây chảy máu tai

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu trong tai trong đó bao gồm:

– Chấn thương nông ở da: các vết thương, vết cắt hoặc trầy xước da do tăm bông, vật cứng ngoáy tai thường chỉ có triệu chứng nhẹ ở vùng tổn thương

– Do dị vật ở trong tai: Thường gặp ở trẻ em, khi trẻ vô thức đưa các vật thể nhỏ vào trong tai như kẹo, đồ chơi hoặc có thể là do côn trùng bò vào trong tai và gây ra nhiễm trùng.

– Các chấn thương do té ngã, tai nạn, chơi thể thao

– Chảy máu do nhiễm trùng tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa

– Thủng màng nhĩ

– Chấn thương khí áp: Chấn thương xảy ra khi có sự thay đổi về áp suất độ cao như khi đi máy bay hoặc trong lúc lặn biển.

– Chảy máu tai do ung thư tai

 

Khi bị chảy máu trong tai cần phải làm gì?
Khi bị chảy máu trong tai cần phải làm gì?

Chảy máu trong tai có nguy hiểm không

Tùy vào mỗi nguyên nhân của tình trạng chảy máu tai thì mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Thường thì chảy máu tai ngoài sẽ không nguy hiểm như chảy máu ở trong tai và đi kèm theo các dịch mủ bất thường. Nói chung tình trạng chảy máu tai có mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm.

Tuy nhiên khi xuất hiện triệu chứng, bạn không nên chủ quan, hãy đến ngay các cơ sở y tế về tai mũi họng gần nhất để được thăm khám kịp thời. Nếu không được điều trị đúng cách, chảy máu tai có thể xuất hiện các biến chứng sau đây:

– Thay đổi nhận thức ngôn ngữ

– Mất thính lực vĩnh viễn

– Ù tai vĩnh viễn

– Đau đầu thường xuyên

– Chóng mặt thường xuyên

– Các vấn đề về cân bằng

Điều trị chảy máu trong tai như thế nào?

Khi xuất hiện các biểu hiện của chảy máu tai, bạn nên đến gặp các bác sỹ để tìm rõ nguyên nhân và có được phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là trị dứt điểm từ các nguyên nhân cơ bản. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là:

– Kháng sinh: Khánh sinh có thể điều trị một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng tai. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng tai sẽ đáp ứng với kháng sinh.

Điều trị chảy máu trong tai bằng thuốc kháng sinh

– Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm cảm giác khó chịu và kích thích do nhiễm trùng tai, tổn thương hoặc các vấn đề về áp lực.

– Chườm ấm: Bạn có thể chườm khăn ấm lên tai, hơi nóng từ khăn sẽ làm giảm đau và khó chịu cho bạn.

– Ngoài ra cũng có rất nhiều các nguyên nhân cơ bản gây ra chảy máu tai nên nó sẽ tự hết theo thời gian và bạn có thể chờ đợi một cách thận trọng. Tuy nhiên người bệnh cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời khi có các biến chứng.

Tóm lại để đảm bảo an toàn và không gây ra những biến chứng nặng nề, tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sỹ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phương pháp phù hợp. Chúc các bạn sẽ có một đôi tai khỏe mạnh.

XEM THÊM: 

Hòa nhập với môi trường làm việc khi bạn bị khiếm thính
Giải pháp điều trị điếc bẩm sinh ở trẻ

Tags: ,

Bình luận facebook